Landmarks

Hội quán Nghĩa An

Chùa Ông

Tổng quan

Chùa Ông (còn gọi là miếu Quan Đế hay Nghĩa An Hội Quán); hiện tọa lạc tại số 676 đường Nguyễn Trãi, thuộc phường 11, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Đây không chỉ là nơi chiêm bái của người Hoa gốc Triều Châu ở vùng Sài Gòn, mà còn là một công trình có giá trị về kiến trúc và nghệ thuật ở nửa cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20.

Trong miếu, vị thần được thờ chính là Quan Công (tức Quan Vũ, 162? – 219), một nhân vật thời Tam Quốc. Đối với người Hoa, ông là người tài đức vẹn toàn[1]. Vì vậy, miếu có tên là miếu Quan Đế. Và vì đây cũng là nơi hội họp của người Triều Châu, nên còn gọi là Nghĩa An Hội Quán (Nghĩa An là tên một vùng đất ở Quảng Đông thuộc Trung Quốc, nơi đa số người Triều Châu sinh sống). Tuy nhiên, ngôi thờ này thường được gọi là chùa Ông theo thói quen của nhiều người[2].

Theo học giả Vương Hồng Sển, thì miếu Quan Đế do người Hoa gốc Triều Châu xây dựng trước thế kỷ 19, nhưng đến năm 1819-1820 mới xây cất kiên cố cho đến ngày nay [3].

Vì thế, khoảng năm 1820, khi viết về chợ Sài Gòn xưa (tức Chợ Lớn ngày nay), Trịnh Hoài Đức trong Gia Định thành thông chí (Thành trì chí) đã nhắc đến ngôi miếu này: Đầu phía Bắc đường lớn có miếu Quan Thánh và ba hội quán Phúc Châu, Quảng Đông và Triều Châu chia đứng hai bên tả hữu... Hễ gặp tiết đẹp đêm trăng, các ngày tam nguyên, sóc vọng thì treo đèn, đặt án, đua tranh kỳ xảo...

Thêm nữa, trong Gia Định phú của một tác giả khuyết danh (soạn ra trước khi Lê Văn Khôi khởi binh năm 1833) cũng đã nhắc đến ngôi miếu: Chói chói bấy! chùa Ông Quan Đế, chí trung nghĩa cao xa ngàn thuở...

Ngoài ra, hiện ở trong miếu có một thạch bia chữ lớn nêu rõ bà Đỗ Thị (phu nhơn Tả quân Lê Văn Duyệt) cúng hai trăm quan tiền vào năm 1819, và một chiếc lư hương bằng đồng làm vào năm Đạo Quang thứ 5 (1825)[4].

Từ khi xây dựng kiên cố cho đến nay, miếu đã được trùng tu nhiều lần vào các năm 1866, 1901, 1969, 1984 và mới đây nhất là vào năm 2010[5]

(Nguồn: wikipedia)

Toạ độ

Retrieving
 

Hình ảnh [xem cả trang] [Google Images]


 © Tọa lạc tại số 676 đường Nguyễn Trãi, quận 5, TP HCM, hội quán Nghĩa An là hội quán cổ có kiến trúc hoa mỹ bậc nhất...

 © Nghĩa An vốn là tên một vùng đất thuộc Quảng Đông, Trung Quốc. Trong quá trình di cư, một bộ phận lớn người Hoa đến...

 © Hội quán được xây dựng trước thế kỷ 19, nhưng đến năm 1819-1820 mới xây cất kiên cố cho đến ngày nay. Kể từ đó,...

 © Như phần lớn các công trình thờ tự của người Hoa, hội quán Nghĩa An có kiến trúc tổng thể hình chữ nhật với các dãy...

 © Mái hội quán có 3 cấp: giữa cao, hai bên thấp hơn. Trên nóc có gắn tượng sành hình lưỡng long tranh châu.

 © Sân hội quán khá rộng, gần 2.000 m², chiếm hơn phân nửa diện tích khuôn viên. Phần còn lại gồm tiền điện, sân thiên...

 © Từ hai cổng lớn vào đến cửa chính hội quán có năm cặp kỳ lân lớn nhỏ bằng đá đặt đối xứng nhau. Đẹp hơn cả...

 © Từ ngoài sân bước qua cổng là tiền điện.

 © Bên trái tiền điện là bệ cao thờ Phúc Đức chính thần (còn gọi là ông Bổn hay là thần Thổ Địa).

 © Bên phải là tượng Mã Đầu tướng quân (người giữ ngựa Xích Thố cho Quan Công) đứng bên ngựa Xích Thố bằng gỗ sơn...

 © Sân thiên tỉnh (giếng Trời) ở giữa hội quán rộng rãi và khoáng đãng.

 © Qua sân thiên tỉnh là nhà hương.

 © Khám thờ Quan Vũ ở nhà hương.

 © Qua nhà hương là chính điện. Nơi đây toát lên sự tôn nghiêm với những cột gỗ cao treo câu đối, cùng với những bao lam,...

 © Ở giữa chính điện có gian thờ Quan Thánh đế quân (Quan Vũ) trang trí bao lam lưỡng long tranh châu. Đứng hầu hai bên là tượng...

 © Tượng Quan Thánh đế quân được làm bằng thạch cao sơn màu, cao 3 m, mang những chi tiết đã trở thành qui ước: mặt đỏ,...

 © Bên phải chính điện có gian thờ Thiên Hậu nguyên quân (tức Thiên Hậu Thánh mẫu). Tượng Bà Thiên Hậu ở gian thờ được...

 © Bên trái là gian thờ Tài Bạch tinh quân (Thần Tài), được thể hiện bằng tượng gỗ, cao 60 cm, cũng ngồi trên ghế chạm...

 © Giữa chính điện và nhà hương có một khoảng sân hẹp, hai bên có hồ nước nhỏ với các bức chạm rồng, hổ tinh xảo...

 © Bức chạm rồng.

 © Bức chạm hổ.

 © Khoảng sân phía trước với hồ phóng sinh và bức bình phong lớn.

 © Từ hồ phóng sinh nhìn về khu điện thờ.

 © Đàn cá dưới hồ.

 © Hội quán Nghĩa An được coi là nơi hội tụ sự tinh hoa của nghệ thuật thư pháp, chạm đá, chạm gỗ, ghép mảnh sành sứ......

 © Họa tiết sành sứ trang trí trên mái được thể hiện rất sinh động.

 © Cận cảnh hình tượng cặp rồng chầu trên mái.

 © Chi tiết chạm khắc gỗ trên bao lam.

 © Vẻ rực rỡ của các họa tiết trang trí trong điện thờ.

 © Hàng năm lễ cúng Quan Đế được tổ chức ở hội quán Nghĩa An vào ngày 24/6 (Âm lịch) và rằm tháng Giêng (lớn nhất). Ngoài...

 © Vào năm 1993, hội quán đã được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia của Việt Nam.

 © Một số hình ảnh khác về hội quán Nghĩa An.







Bài viết



Liên kết [Google search]



Bình luận

Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
Hội quán Nghĩa An
Địa chỉ 682 Nguyễn Trãi, phường 11, Quận 5, Hồ Chí Minh, Vietnam
Thêm bởi admin
Vào ngày 2017-08-21 06:11:37
Các thành viên
Thời tiết tại đây  ...
Các địa điểm gần nhất