Nhà hát lớn Thành phố
Saigon Opera House
[BƯỚC CÙNG PHIÊN NGÔN] Tập 3 - Nhà Hát Lớn TP. HCM (NNKH - VSL) |
[BƯỚC CÙNG PHIÊN NGÔN] Tập 3 - Nhà Hát Lớn TP. HCM (NNKH - VSL) |
Nhà hát Thành Phố – Kiến trúc Pháp giữa Sài Gòn |
|
Tổng quan
Nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí Minh nằm trên đường Đồng Khởi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Nhà hát được xem là nhà hát trung tâm, đa năng chuyên biểu diễn sân khấu nghệ thuật đồng thời cũng được sử dụng để tổ chức một số sự kiện lớn. Đây cũng là nhà hát thuộc loại lâu đời theo kiến trúc Đế Quốc và được xem như một địa điểm du lịch của thành phố này.
Năm 1898, Nhà hát lớn được khởi công và đến ngày 1-1-1900 thì khánh thành. Sau thời gian đầu hoạt động sôi nổi, nhà hát chỉ còn sinh hoạt cầm chừng với các buổi ca hát, hòa nhạc và cải lương. Tuy nhiên, vào năm 1944, nhà hát bị phi cơ Đồng Minh oanh tạc, làm hư hại hại nặng, phải ngưng hoạt động. Năm 1955, nhà hát được tu bổ cải tạo nhưng lại được sử dụng với chức năng tòa Trụ sở Quốc hội (sau gọi là Hạ nghị viện) của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Sau năm 1975, Nhà hát được trả lại chức năng ban đầu là tổ chức, biểu diễn nghệ thuật. Năm 1998, chính quyền thành phố đã cho tu bổ lớn với phương châm bảo tồn phong cách kiến trúc ban đầu.
Nhà hát Thành phố giữ riêng nét đặc thù có một không hai. Kiến trúc của nhà hát được xây dựng theo phong cách Gothique thịnh hành tại Pháp thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX do nhóm kiến trúc sư người Pháp Félix Olivier, Eugène Ferret, Ernest Guichard thiết kế. Đặc trưng của lối kiến trúc này là sự phối hợp khéo léo giữa kiến trúc và điêu khắc. Trang trí điêu khắc được coi trọng, từ hình thức kiến trúc mặt ngoài đến nội thất đều đắp nhiều phù điêu và tượng nổi. Cửa mặt tiền chịu ảnh hưởng nghệ thuật khá rõ nét của Petit Palais cất cùng năm tại Pháp. Thiết kế bên trong tân tiến với đầy đủ thiết bị cho âm thanh và ánh sáng. Ngoài tầng trệt còn hai tầng lầu tổng cộng 1800 chỗ ngồi. Toàn bộ các mẫu trang trí, phù điêu mặt tiền và nội thất đều được một họa sĩ tên tuổi ở Pháp vẽ giống như mẫu của các nhà hát ở Pháp cuối thế kỷ 19 và gửi từ Pháp qua.
Tuy vậy, về phần trang trí ở mặt tiền nhà hát cũng có nhiều lời chỉ trích. Mặt tiền nhà hát được trang trí nhiều phù điêu và tượng đắp nổi nên bị chỉ trích là khá rườm rà. Vì vậy, vào năm 1943, nhằm trẻ trung hóa phong cách kiến trúc, một số chi tiết trang trí này đã bị dỡ bỏ. Vào năm 1998, nhân dịp kỷ niệm 300 năm thành lập TPHCM, chính quyền đã đầu tư 25 tỉ để nâng cấp nhà hát và phục hồi một số trang trí như tượng 2 nữ thần nghệ thuật, các dây hoa, hai cây đèn... trong đợt cải tạo và nâng cấp nhà hát.
Nhà hát Thành phố là một nhà hát thuộc loại lâu đời thể hiện một giá trị thăng trầm của lịch sử thành phố và được xem như một địa điểm du lịch của thành phố.
(theo nld.com.vn)
Toạ độ
Image by static.panoramio.com |
Image by static.panoramio.com |
Image by static.panoramio.com |
Image by static.panoramio.com |
Image by static.panoramio.com |
Image by static.panoramio.com |
Image by static.panoramio.com |
Image by img.vietnamplus.vn |
Image by upload.wikimedia.org |
Image by img.vietnamplus.vn |
Image by static.panoramio.com |
Image by upload.wikimedia.org |
Image by static.panoramio.com |
Bài viết
Bình luận
Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
|
|
Địa chỉ |
7 Công trường Lam Sơn, Bến Nghé, Quận 1, Hồ Chí Minh, Vietnam |
Thêm bởi |
admin |
Vào ngày |
2015-03-08 06:16:39 |
Các thành viên |
|
|
|
(110 m) |
(273 m) |
(274 m) |
(292 m) |
(431 m) |
(472 m) |
(561 m) |
(555 m) |
|