Landmarks

Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh

VTS_01_100

VTS_01_100
Bảo tàng Thành Phố Hồ Chí Minh - Thành Phố Hôm Nay [HTV9 – 29.12.2014]

Tổng quan

Tòa nhà bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh, tọa lạc 65 Lý Tự Trọng Quận I, trên khuôn viên rộng 2 ha, giới hạn bởi bốn con đường Lý Tự Trọng, Pasteur, Lê Thánh Tôn và Nam Kỳ Khởi Nghĩa.

Tòa nhà do kiến trúc sư người Pháp - Foulhoux vẽ kiểu và thiết kế,  được xây dựng năm 1890 với mục đích ban đầu của tòa nhà là Bảo tàng Thương mại trưng bày những sản vật trong nước nhưng khi xây xong, tòa nhà trở thành tư dinh Thống đốc Nam kỳ Henri Eloi Danel.

Chỉ trong năm 1945, tòa nhà đã năm lần thay đổi chủ nhân. Tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, Thống đốc Yoshio Minoda (người Nhật) chiếm dinh này. Tháng 7 năm đó, phát xít Nhật mới giao dinh này cho chính phủ Bảo Đại - Trần Trọng Kim. Viên Khâm sai Nam bộ Nguyễn Văn Sâm ở chẳng bao lâu thì ngày 25-8-1945, lực lượng cách mạng hạ cờ quẻ ly kéo cờ đỏ sao vàng và từ đây tòa nhà trở thành trụ sở của Ủy ban Hành chánh Lâm thời Nam bộ, rồi của Ủy ban Nhân dân Nam bộ. Ngày 10 -9 -1945, Trung tá B. W Roe (phái bộ quân sự Anh) ngang ngược chiếm dinh, buộc Ủy ban Nhân dân Nam bộ phải dời về dinh Đốc lý (nay là trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh).

Sau khi chiếm lại Sài Gòn, từ ngày 23-5-1947, Pháp giao dinh này cho Lê Văn Hoạch làm trụ sở chính phủ Nam kỳ tự trị và sau đó chuyển cho Trần Văn Hữu làm dinh Tổng trấn (sau đổi thành Thủ hiến) Nam phần (từ 2-6-1948).

Sau hiệp định Genève 1954, Ngô Đình Diệm dùng tòa nhà này làm dinh Quốc khách. Ngày 27-2-1962, dinh độc Lập bị ném bom, Ngô đình Diệm dời phủ tổng thống sang đây. Hai mươi tháng sau, ngày 1-11-1963, quân đội Sài Gòn làm đảo chính, Ngô Đình Diệm bị lật đổ. Năm 1966, dinh Độc Lập xây lại xong, tòa nhà này được làm trụ sở của Tối cao Pháp viện. Sau ngày 30-4-1975 ít lâu, Ủy ban Nhân dân Thành phố quyết định sử dụng toà nhà này làm Bảo tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh ngày 12-8-1978, đến ngày 13-12-1999 được đổi tên thành bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh như hiện nay.

Toạ độ

Retrieving
 

Hình ảnh [xem cả trang] [Google Images]


 © Ngày 27/2/1962, Sài Gòn xảy ra vụ đảo chính, ném bom mưu sát không thành gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm, khiến Dinh Độc...

 © Căn hầm này được KTS Ngô Viết Thụ thiết kế và nhà thầu Trương Đăng Khoa xây dựng từ tháng 5/1962. Hầm được đào...

 © Theo thiết kế, hầm có thể chịu được cuộc oanh tạc của các loại trọng pháo và bom 500kg. Ảnh: Cầu thang dẫn xuống hầm....

 © Tổng diện tích mặt bằng hầm là 1392,3m2 (30,6m x 45,5m). Hầm được chia làm nhiều phòng, thông với nhau qua các hành lang hẹp....

 © Cửa ra vào phòng được làm bằng sắt tấm đúc nguyên khối, đóng mở bằng cách xoay một bánh lái như cửa tàu thủy, phía...

 © Để bảo đảm bí mật, các giấy tờ liên quan đến việc xây dựng hầm đều không dùng từ “hầm” mà chỉ ghi là “công...

 © Trong cuộc đảo chính ngày 1/11/1963, anh em Diệm - Nhu đã trú ẩn trong căn hầm này. 6h45 ngày 2/11/1963, Dinh Gia Long thất thủ,...

 © Cho đến khi chế độ Diệm - Nhu sụp đổ, các vật dụng tiện nghi trong hầm vẫn chưa được trang bị đầy đủ. Một hệ...

 © Theo ước tính, căn hầm bí mật của Ngô Đình Diệm được xây dựng với tổng kinh phí là 12.514.114 đồng, một khoản tiền...

 © Đã có rất nhiều giai thoại ly kỳ xung quanh căn hầm bí mật dưới Dinh Gia Long. Có lời đồn rằng căn hầm có nhiều đường...

 © Có tư liệu còn khẳng định, công việc đào hầm được giao cho 200 tù binh chia thành 10 toán luân phiên đào. Số tù binh này...

 © Cho đến nay, căn hầm bí mật của Dinh Gia Long vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn.


Bài viết



Liên kết [Google search]



Bình luận

Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ 65 Lý Tự Trọng, Bến Nghé, Quận 1, Hồ Chí Minh, Vietnam
Thêm bởi admin
Vào ngày 2015-03-09 08:13:16
Các thành viên
Thời tiết tại đây  ...
Các địa điểm gần nhất