Landmarks

Phố Huế - Hàng Bài

Tổng quan

Phố Huế dài 1.266m, rộng 14m. Từ ngã tư phố Hàm Long - Hàng Bài đến phố Đại Cồ Việt - ô Cầu Dền cắt ngang qua các ngã tư Nguyễn Du - Lê Văn Hưu, Trần Nhân Tông - Trần Xuân Soạn, Tuệ Tĩnh - Hòa Mã, Tô Hiến Thành - Nguyễn Công Trứ.

Từ ngã tư phố Hàm Long – Hàng Bài đến phố Đại Cồ Việt – ô Cầu Dền cắt ngang qua các ngã tư Nguyễn Du – Lê Văn Hưu, Trần Nhân Tông – Trần Xuân Soạn, Tuệ Tĩnh – Hòa Mã, Tô Hiến Thành – Nguyễn Công Trứ.

Đây nguyên là một đoạn của con đường thiên lý xưa, nối kinh thành Thăng Long với các trấn, các tỉnh ở phía Nam.

So với địa thế các làng mạc đầu thế kỷ XIX, thì phố này chạy qua phần đất của những thôn sau (kể từ bắc xuống nam): phường Phục Cổ, thôn Giáo Phường, thôn Đông Hạ và thôn Yên Thọ. Tất cả đều thuộc tổng Tả Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ. Tới giữa thế kỷ XIX, thôn Đông Hạ hợp với thôn Sài Tan, Cẩm Chỉ thành thôn Đông Tân, còn thôn Yên Thọ thì đổi ra là Yên Nhất, do hợp với thông Thống Nhất.

Năm 1890, phố này đã được gọi là đường Huế (route de Hué). Năm 1945, đổi thành phố Duy Tân. Từ ngày giải phóng Thủ đô, đổi tên thành phố Huế, mang tên kinh đô Huế của nhà Nguyễn (từ 1802 – 1945), một địa danh lịch sử của nước ta.

Nay thuộc các phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Ngô Thì Nhậm, phố Huế quận Hai Bà Trưng.

Vết tích các phường thôn cũ ở đây là những đình đền mà tới nay còn tồn tại: đình Phục Cổ là số nhà 14 phố Nguyễn Du, đình Giáo Phường là số nhà 83B phố Huế, đình Đông Hạ ở số nhà 133 phố Huế (còn đền của làng này ở tại số nhà 28 ngõ Huế) và đình Yên Nhất là số nhà 260 phố Huế.

Phường Phục Cổ đã được sử sách xưa nhắc tới vào năm 1371. Đó là năm mà quân Chiêm Thành, khoảng tháng 3 nhuận, đã tiến đánh thành Thăng Long. Toàn thư ghi: “Dụ binh của địch đến bến Thái Tổ, nay là phường Phục Cổ” (thế kỷ XV). Như vậy là cho tới cuối thế kỷ XIV, sông Hồng chưa lùi ra phía đông như ngày nay (đình Phục Cổ này mới bị dỡ vào năm 1967. Xem mục Nguyễn Du).

Còn thôn Giáo Phường sở dĩ có tên gọi như vậy vì đây chính là nơi cư trú của những người làm nghề ca xướng thuở xưa. Tương truyền là vào đầu đời Lê (thế kỷ XV) có họ Đào từ Thanh Hóa ra sinh sống ở đây. Họ vừa chuyên dạy hát ca đàn phách, vừa tổ chức ra những đoàn chuyên nghiệp đi diễn phục vụ các đình đám hội hè. Những đoàn này gọi chung là “Giáo Phường”. Đình Giáo Phường nay đã thành nhà ở, chỉ còn cái cổng trên đề ba chữ “Giáo Phường từ” và hai bên cột trụ có câu đối nhắc lại tên thôn.

Đình làng Đông Hạ được bảo vệ tương đối tốt, đó là nơi thờ thần Cao Sơn (xem mục Kim Liên). Trong thần phả đình Đông Hạ này có một câu rất đáng chú ý vì nó liên quan đến địa lý Hà Nội cổ. “Thượng tự Đông Hạ, hạ chí Trung Chí, giai Búa Cái phường”. Nghĩa là: Trên từ Đông Hạ, dưới đến Trung Chí, đều là phường Búa Cái. Trung Chí nay vẫn là một làng ở mé dưới Lương Yên. Và như vậy thì phường Búa Cái phải là một phường rất rộng. Từ đó có thể suy ra rằng một phường ở thời Lý – Trần thì tới thời Lê – Nguyễn đã bị chia ra làm nhiều phường thôn nhỏ. Đình Yên Nhất thì thờ một anh hùng chống giặc ngoại xâm, duệ hiệu là Phạm Phụ Quốc. Phụ quốc nghĩa là giúp nước. Có nhà nghiên cứu cho rằng có thể đây là Phạm Cự Lang một danh tướng của Lê Đại Hành.

Cuối cùng, phố Huế chấm dứt ở ô Cầu Dền: Đây là một cửa ô qua tường tòa thành đất vòng giữa bao bọc phần đông dân cư của Thăng Long xưa. So vào bản đồ Hà Nội 1831 thì cửa ô này có tên là ô Yên NInh. Nhưng tới bản đồ Hà Nội 1866 thì đã đổi tên là ô Thịnh Yên. Song dân chúng vẫn chỉ gọi là ô Cầu Dền.

Ngày nay phố Huế là nơi sầm uất. Giữa phố có chợ: Chợ Hôm, là chợ lớn vào hàng thứ hai, thứ ba ở nội thành. Nhưng vào thời gian cuối thế kỷ XIX thì chỉ là một cái “chợ Hôm” tức là chợ chỉ họp buổi chiều hôm, chủ yếu là nơi mua bán mớ rau con cá vặt vãnh mà thôi. Thời đó các bà nội trợ muốn mua sắm nhiều thứ thì phải lên chợ Cầu Đông.

Sang đầu thế kỷ XX, cùng với sự phát triển của thành phố, Chợ Hôm lớn dần lên thành chợ họp cả ngày, đồng bào các thôn xóm lân cận thường đem gà vịt ra bày bán ở hai bên cổng chợ. Cho nên một đoạn phố Huế này còn có tên là Hàng gà. Và để phân biệt với Hàng Gà – Cửa Đông người ta đã gọi chỗ này là Hàng Gà – Chợ Hôm hoặc Dốc Hàng Gà.

(Nguồn: Từ điển đường phố Hà Nội)

Toạ độ

Retrieving
 

Hình ảnh [xem cả trang] [Google Images]







































































































Bài viết



Liên kết [Google search]



Bình luận

Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
Phố Huế - Hàng Bài
Địa chỉ 182 Huế, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Vietnam
Thêm bởi admin
Vào ngày 2016-04-29 19:47:27
Các thành viên
Thời tiết tại đây  ...
Các địa điểm gần nhất