Đình Vạn Xuân
Tổng quan
Đình Vạn Xuân thuộc xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội, được Bộ Văn hóa - Thông tin - Thể thao và Du lịch (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích quốc gia năm 1991. Đình thờ Hy Minh Dũng Nghị Đại vương, tức Lý Bát Lang, hoàng tử thứ 6 của Hậu Nam đế Lý Phật Tử.
Đình Vạn Xuân nằm ở trung tâm làng, xây dựng theo hướng Tây, là tâm đối xứng của hai ngôi đền Hàng Văn (Văn Hiến Đường) và đền Hàng Võ (Tri Chỉ đường) ở hai đầu Bắc - Nam của làng. Đình được xây cất trên khu đất rộng, thế quy vờn ngọc. Phía sau là một gò nhỏ áp tường nhà Hậu phòng nằm nhô ra hồ bán nguyệt (nay đã bị san lấp). Phía trước là sân rộng, vuông vức trên 600 m2, tả hữu mạc mỗi bên đều rộng 5 gian. Bao quanh sân ở 4 góc là 4 cửa quấn thư Đông, Tây, Nam, Bắc.
Hiện nay, Đình Vạn Xuân còn lưu giữ được một tấm bia 2 mặt, được giấu kín ở ruột tường bên cánh phải ngôi đình (khai quật năm 1987 của Viện Hán Nôm). Mặt bia “Tu tạo mãi trù văn khế chi bi” khắc năm Vĩnh Trị thứ 4 đời vua Lê Hy Tông (1679); mặt bia “Kiến mưu phúc viễn thạch bi chi đồ” khắc năm Vĩnh Trị thứ 5 (1680).
Cuối năm Nhâm Ngọ (1942), dân làng chung sức dựng lại đình Vạn Xuân y như mẫu cũ, do hai hiệp thợ Bắc - Nam thi công, mỗi hiệp làm một nửa sau khớp lại. Cách tổ chức thi công này vừa thúc đẩy tiến độ công trình, đồng thời đặt ra cho các hiệp thợ một tinh thần trách nhiệm rất cao, đảm bảo đúng yêu cầu về kỹ, mỹ thuật của ngôi đình. Việc dựng lại đình chỉ tiến hành trong một thời gian ngắn, thêm vào đó là khả năng kinh phí hạn hẹp nên phần chạm trổ, điêu khắc theo mẫu cũ không được phục chế hoàn toàn mà chỉ phác họa một vài đường nét giản đơn. Du khách hôm nay tới thăm, ngoài việc cảm nhận về sự đồ sộ, quy mô hoành tráng của ngôi đình cổ, còn phân biệt ngay được sự khác biệt về trình độ chạm khắc tinh tế, điêu luyện của nghệ nhân mộc thời xưa.
Điểm độc đáo thứ hai của đình Vạn Xuân nằm trong quy hoạch khác biệt đối với các ngôi đình làng hiện còn ở nước ta hiện nay. Nếu các đình làng khác có quy hoạch theo kiểu “chữ nhất”, “chữ nhị”, “chữ công”, “chữ môn”..., nếu đình Đình Bảng (Bắc Ninh) hợp thành bởi 4 mái nhà, thì đình Vạn Xuân lại quy hoạch theo cấu trúc “nội công ngoại quốc”, bao gồm mười nóc nhà liên kết tạo thành (không kể hai nhà tả mạc và hữu mạc phía trước). Hệ thống cửa bức bàn kéo dài suốt mặt trước cùng tiền sảnh nhà đại đình vươn cao phảng phất bóng dáng của một hành cung, dinh thự lớn dưới thời phong kiến trước đây.
Với giá trị lịch sử và nghệ thuật, đình Vạn Xuân đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1991.
Toạ độ
Bài viết
Bình luận
Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
|
|
Địa chỉ |
Hạ Mỗ, Đan Phượng, Hà Nội, Vietnam |
Thêm bởi |
admin |
Vào ngày |
2016-09-09 18:46:38 |
Các thành viên |
|
|
|
(143 m) |
(3.40 km) |
(3.52 km) |
(5.87 km) |
(6.12 km) |
(6.94 km) |
(7.26 km) |
(7.41 km) |
|