Landmarks

Chùa Nhùng

Tổng quan

Tháng 2-2015, Bảo tàng tỉnh phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam đã tiến hành thám sát khảo cổ học di tích một ngôi chùa cổ có tên chùa Nhùng trên đỉnh đồi Pù Chùa, thôn Càng Nộc, xã Hòa Phú (Chiêm Hóa).

Quá trình khảo sát, đã phát hiện được các dấu tích kiến trúc như: Nền kiến trúc, vật liệu kiến trúc, trang trí kiến trúc... cùng nhiều đồ dùng sinh hoạt, thờ cúng bằng sành, sứ, đồng, đất nung từ thế kỷ 11 - 13 đến thế kỷ 15 - 16. Qua đánh giá bước đầu, đây là một ngôi chùa cổ có niên đại thời Lý (thế kỷ XI - XIII).

Đáng chú ý là đài sen được chế tác bằng đá xanh, chia làm 3 tầng cấp, cao 0,60 m, mặt trên vành ngoài được chạm khắc các cánh hoa sen kép xen kẽ nhau, trên cùng là tượng sư tử phong cách thời Lý, tượng sư tử được chạm trong tư thế phục chầu, miệng rộng, răng xếp hàng đều nhau, trên trán có u tròn nổi. Bộ râu sư tử gồm 3 chòm chải đều, miệng ngậm ngọc. Viên ngọc trong miệng sư tử tương phản với những chiếc răng nanh sắc nhọn, như muốn nhấn mạnh sức mạnh kia là để phụng sự cái Thiện, quy hướng Phật pháp. 

Đặc biệt, bệ đá (đài sen) chạm khắc tượng sư tử mang phong cách thời Lý, ở Việt Nam chỉ có ở một số ít chùa thời Lý như: Chùa Phật Tích, huyện Tiên Du; chùa Dạm, huyện Quế Võ (Bắc Ninh); chùa Bà Tấm, Dương Xá, huyện Gia Lâm; chùa Thầy, huyện Quốc Oai (Hà Nội); chùa Hương Lãng, huyện Văn Lâm (Hưng Yên).

Theo khảo sát, đánh giá của Viện Khảo cổ học thì chùa Nhùng có kiến trúc chữ đinh. Theo kiểu kiến trúc chữ đinh hay chuôi vồ thì phần chuôi vồ là chính điện của chùa. Chính điện bao giờ cũng là nơi trung tâm của sự thờ cúng trong chùa. Ở đây có nhiều lớp bàn thờ làm thành bậc từ cao xuống thấp. Tầng cao nhất của bàn thờ chính điện, sát vách trên cùng, thường có ba pho tượng gọi là ba pho Tam thế Phật, tức là các vị Phật của ba thời gian: Quá khứ, hiện tại và vị lai. Một trong các Phật quá khứ là Phật A Di Đà, Phật tương lai sẽ là Phật Bồ Tát Di Lặc. Ba tượng Tam thế có kích thước và hình dáng giống nhau, đỉnh đầu có gồ thịt nổi cao như búi tóc, tóc xoắn ốc, tai dài, ngực có chữ vạn, mình có sắc hoàng kim sáng rực, mặt nguyệt. Ba pho tượng Tam thế được đặt trên tòa sen.

Từ kết quả thám sát, các chuyên gia khảo cổ học đánh giá chùa Nhùng là một công trình kiến trúc có quy mô lớn, cấu trúc tương đối rõ ràng và hiếm gặp trong hệ thống các kiến trúc cổ ở Việt Nam, cùng với chùa Bảo Ninh Sùng Phúc, xã Yên Nguyên (Chiêm Hóa); chùa Nhùng là ngôi chùa thứ hai có kiến trúc thời Lý và có niên đại sớm nhất đã phát hiện ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.

Lý Mạnh Thắng(Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang)

Toạ độ

Retrieving
 

Hình ảnh [xem cả trang] [Google Images]




Bài viết



Liên kết [Google search]

  • http://vtv4.vtv.vn/newsdetail/16871
    vtv4.vtv.vn
  • Luoc su Phat giao Tuyen Quang - Lược sử Phật giáo Tuyên Quang
    www.daophatngaynay.com
    Là một tỉnh miền núi đa sắc tộc, là vùng phên dậu của đất nước, Tuyên Quang từ xa xưa đã có tín ngưỡng dân gian sớm hoà với đạo Phật, phản ánh đời sống tinh thần phong phú của nhân dân. Theo Văn bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc, Tuyên Quang đã có chùa thờ Phật từ đầu thế kỷ XII (1107). Nhiều đình, chùa, miếu thờ cả Thần và Phật.
  • Phát hiện di tích ngôi chùa cổ thời Lý ở Chiêm Hóa
    www.baotuyenquang.com.vn
    TQĐT - Tháng 2-2015, Bảo tàng tỉnh phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam đã tiến hành thám sát khảo cổ học di tích một ngôi chùa cổ có tên chùa Nhùng trên đỉnh đồi Pù Chùa, thôn Càng Nộc, xã Hòa Phú (Chiêm Hóa).


Bình luận

Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
Chùa Nhùng
Địa chỉ Unnamed Road, Hoà Phú, Chiêm Hóa, Tuyên Quang, Vietnam
Thêm bởi admin
Vào ngày 2016-12-05 06:28:06
Các thành viên
Thời tiết tại đây  ...
Các địa điểm gần nhất