Lăng Sĩ Nhiếp
Đền thờ Sĩ Nhiếp, đền Tam Á
Tổng quan
Sĩ Nhiếp (Hán tự: 士燮) (137-226) là thái thú cai trị đất Giao Chỉ (nay tương ứng với miền Bắc Việt Nam) vào thời Bắc thuộc từ năm 187 đến năm 226 (cuối thời Đông Hán, đầu thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc). Ông được coi là một vị quan cai trị có tài và được giới Nho học phong kiến Việt Nam sau này suy tôn là một trong những nhân vật mở đường cho Nho giáo ở Việt Nam. Đền thờ Sỹ Nhiếp nằm trong phạm vi thành cổ Luy Lâu, nay thuộc ở thôn Tam Á, xã Gia Đông, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Toạ độ
Hình ảnh
[xem cả trang] [Google Images]
NAM GIAO HỌC TỔ
Từng nghe: người có công trong thiên hạ, thì được thiên hạ đối đãi trọng hậu. Đức Sỹ vương húy Nhiếp, có tổ tiên là người Vấn Dương nước Lỗ. Khi Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán, tổ tiên ngài Sỹ Nhiếp mới tránh loạn sang ở đất Quảng Tín, quận Thương Ngô. Đến đời ông cụ thân sinh ra Vương thì được sáu đời. Ông thân sinh tên là Sỹ Tứ làm Thái thú quận Nhật Nam, cho Vương về du học ở kinh sư, sau đỗ đạt thì được bổ làm Thái thú quận Giao Chỉ, xây dựng trị sở Long Biên trở nên xầm uất mà ngày nay thường gọi là Luy Lâu - vùng Dâu, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Là Thái thú đất Giao Chỉ (nay tương ứng với miền Bắc Việt Nam) vào thời Bắc thuộc từ năm 187 đến năm 226, cuối thời Đông Hán, đầu thời Tam Quốc. Ngài là một vị quan cai trị có tài, mở mang trường lớp, truyền bá Nho học, công đức giáo hoá thấm nhuần, dân Việt tin quý. Về sau được tôn là vị tổ mở đầu cho việc học tập của người Việt với danh tôn: NAM GIAO HỌC TỔ.
Khi Sỹ Vương mất, mộ phần được an táng tại làng Tam Á, xã Gia Đông, Thuận Thành, ngày nay trong vùng có rất nhiều người mang họ Sỹ đều nhận ngài là tổ tiên của mình. Bên cạnh mộ dựng đền thờ phụng, tương truyền nơi đây chính khi xưa ngài Sỹ Nhiếp dựng trường dậy học. Bên mộ có một tượng cừu đá nằm chầu, với phong cách tạo tác từ thời Bắc thuộc, tương truyền trước có cả đôi, về sau một con được đưa về chùa Dâu, hiện nằm cạnh tháp Hoà Phong, cái đế tượng bỏ lại ở cổng đền nay vẫn còn.
Đền còn lưu giữ được bốn tấm bia đá, trong đó có ba tấm gắn vào tường. Tấm “Sỹ Vương miếu bi ký tinh mệnh” có niên đại khoảng thế kỷ 17; Bia “ Lệnh luận bi”, dựng năm 1801; và Bia ‘'Lệnh chỉ bi ký” dựng năm 1763, những tấm bia này có nội dung ca ngợi công lao của Sỹ Nhiếp vương trong việc truyền dậy chữ Nho và lễ thức nho giáo vào nước ta. Lại có một tấm bia mới phát hiện, để tạm trong đền, đây có vẻ là một nửa của tấm bia hộp. Dạng bia hộp thường là bia mộ chí được chôn phía trên quan tài, bia này chưa thấy tài liệu khảo cứu.
Lớp lớp thế hệ dân Việt gìn giữ mộ phần Sỹ Vương tôn kính, đời đời lịch đại đế vương sắc tặng đền miếu trang nghiêm hương hoả. Mộ kia ngàn năm cỏ xanh không mọc để thể hiện tấm lòng hậu thế coi ngài như vừa an táng hôm qua, việc tang tóc nhớ thương vẫn như khi ngài mới tạ thế! Sự xâm phạm của quân lính Cham Pa vào huyện mộ đã khiến chúng phải rùng rợn ghê người, vương triều tàn lụi, đất đai nhập dần vào Đại Việt để chịu sự giáo hoá theo đạo học của Ngài truyền lại!
Bài viết
Bình luận
Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
|
|
Địa chỉ |
Thuận Thành 5, Gia Đông, Thuận Thành, Bắc Ninh, Vietnam |
Thêm bởi |
admin |
Vào ngày |
2017-06-11 21:21:22 |
Các thành viên |
|
|
|
(1.57 km) |
(1.78 km) |
(2.30 km) |
(2.62 km) |
(2.65 km) |
(3.31 km) |
(3.34 km) |
(3.60 km) |
|