Landmarks

Lăng mẹ vua Lê Huyền Tông

lăng Quả Thịnh, lăng Nhuệ Doanh

Tổng quan

Toạ độ

Retrieving
 

Hình ảnh [xem cả trang] [Google Images]

Đền thờ và Lăng Phạm Thị Ngọc Hậu
lăng Quả Thịnh (còn gọi là lăng Nhuệ Doanh),
Hoàng Thái Hậu Mẹ vua Lê Huyền Tông
thôn Kim Bảng xã Nam Giang huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa,
-----------------------------------
Ngày 24 tháng 4 năm 2024
Hôm nay tôi vừa đến khu điện này đây khu điện này không còn được như xưa nữa nhưng mà vẫn còn một số di vật như một tấm bia đá cổ bốn mặt và một số di vật xung quanh đường đi vào có hai ông ngựa khu này khả năng ngày trước thờ Phật.
--------------‐-------------------
Một số thông tin tôi biết được
Khu lăng này cũng từng bị khai quật
Chỗ này ngày xưa bác xuống làm kênh mương đã từng đào được voi đá ngựa đá. Nhìn tấm bia đá biết ngay là ở trong vườn nhà bác thường ngày ấy rồi,Ngày đó làm buổi trưa nghỉ lại nhà bác thường. Tôi có ra vườn đào hai cái lỗ đúc quả tạ đào trung cái bia đá đó, trong gia đình nhà bác ấy còn có hai con chó đá nữa kìa. Một di tích đã bị lãng quên nhiều năm,có rất nhiều quỹ đất mà các bác ta ngày xưa toàn xài đất đền chùa tổ tiên để lại để làm nhà,
Theo sử liệu, Hoàng Thái hậu Phạm Thị Ngọc Hậu
vốn người tài sắc vẹn toàn, năm 19 tuổi vào cung sống cùng Hoàng đế Lê Thần Tông. Khi bà mới 27 tuổi thì nhà vua qua đời, con trai là Thái tử Lê Duy Vũ được triều thần tôn lên ngôi vua trị vì đất nước, bà trở thành Hoàng Thái hậu. Điều đáng nói, dù ở ngôi tuyệt đỉnh vinh quang song Hoàng Thái hậu họ Phạm vẫn luôn dành sự quan tâm cho quê nhà và đau đáu những âu lo. Và rồi, đang ở ngôi cao trọng vọng nhưng với tài trí và thấu hiểu chuyện trong cung, Hoàng Thái hậu đã có những tính toán của riêng mình về chuyện hậu sự yên nghỉ của chồng, con và của chính mình.
Theo Đại Việt sử kí toàn thư: “Sau khi vua Lê Huyền Tông qua đời, linh cữu Hoàng đế được rước về quê mẹ là Hoàng Thái hậu Phạm Thị Ngọc Hậu, chôn ở lăng Quả Thịnh (còn gọi là lăng Nhuệ Doanh), lập điện Càn Long để thờ tự”. Còn tài liệu khắc gỗ ở nhà thờ tổ dòng họ Phạm Lê thì ghi chép: “Lúc bấy giờ bà Hoàng Thái hậu đã lấy vua Lê Thần Tông, sinh ra được Lê Huyền Tông. Sau khi vua Lê Huyền Tông lên ngôi, bà Hoàng Thái hậu đã về thôn Kim Bảng cho xây dựng Điện Càn Long để thờ vọng Tiên đế"...
Trong Hội thảo khoa học Lịch sử hình thành và việc bảo tồn, phát huy giá trị khu di tích Điện Càn Long (tại xã Nam Giang, tháng 1-2020), các nhà nghiên cứu đa phần đồng thuận với quan điểm chính Hoàng Thái hậu Phạm Thị Ngọc Hậu với uy tín và tầm ảnh hưởng của mình khi đó đã trực tiếp điều hành việc xây dựng Điện Càn Long để thờ chồng (vua Lê Thần Tông) và con trai Lê Huyền Tông. Nhờ việc biết lo xa từ trước của vị Hoàng Thái hậu mà Điện Càn Long mới được triều đình nhà Lê chính thức cho lập ở vùng đất Quả Nhuệ để bà thờ chồng, con và gia tộc họ ngoại ở thôn Kim Bảng (Nam Giang ngày nay). Khu miếu Điện Càn Long xây quy mô và theo kiến trúc phổ biến triều Lê Trung hưng lúc bấy giờ.
----------------------------------
Bài viết sưu tầm
ảnh Đỗ Đình Thọ






Bài viết



Liên kết [Google search]



Bình luận

Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
Lăng mẹ vua Lê Huyền Tông
Địa chỉ
Thêm bởi admin
Vào ngày 2024-06-19 02:05:54
Các thành viên
Thời tiết tại đây  ...
Các địa điểm gần nhất