Landmarks

Chùa Dạm

Đại Lãm tự, Cảnh Long Đồng Khánh tự

Bản full phục dựng tháp chùa Dạm ( Lãm Sơn Tự )

Bản full phục dựng tháp chùa Dạm ( Lãm Sơn Tự )
ĐI TÌM LÃM SƠN TỰ | CHÙA DẠM | Cây táo nở hoa
Video1
Đầu rồng gốm - chùa Dạm - bảo tàng Bắc Ninh (3D model)
Cột đá cổ - Chùa Dạm (3D model)
Chùa Việt Nam: Chùa Dạm
TĐTCV 2012 Cột đá chùa Dặm
BÍ ẨN CỘT ĐÁ NGHÌN NĂM THỜI LÝ Ở BẮC NINH | CHÙA DẠM BẮC NINH | CHÙA TRĂM GIAN | THAIVITV

Tổng quan

Chùa Dạm có tên chữ là “Đại Lãm Tự” hay chùa Cao, chùa Bà Tấm là đại danh lam thắng cảnh trên núi Dạm được Hoàng Thái hậu Ỷ Lan và vua Lý Nhân Tông xây dựng vào năm Quảng Hựu 2 (1086) và đến năm Hội Phong 3 (1094) thì khánh thành. Đến năm Long Phù thứ 5 (1105), vua còn cho dựng ba cây tháp đá lớn ở chùa. Phong cảnh chùa thâm u, cổ kính với 100 gian nhà được ghép bằng đá, chiều dài 120 mét, chiều rộng 70 mét, với khoảng 12 toà sen tráng lệ. Chùa được coi là trung tâm Phật giáo nổi tiếng thời Lý. Thời Lê Trung Hưng, chùa Dạm được trùng tu tôn tạo. Việc trùng tu, tôn tạo chùa còn được lưu lại trên tấm bia đá có tên: “Đại Lãm Thần Quang tự trùng tu bi ký” được dựng năm Chính Hoà 15 (1694). Năm 1947 chùa bị đốt trong chiến dịch "Tiêu thổ kháng chiến" !!! Chỉ còn lại dấu tích 4 lớp nền móng kè đá còn nguyên gốc (cao chừng 5 – 6 m), những tảng đá chân cột (0,7 x 0,7 m) được chạm khắc cánh hoa sen cầu kỳ, viên gạch ngói đất nung có chạm khắc tinh xảo của thời Lý với nhiều hoa văn nghệ thuật, giếng Bống và 2 pho tượng Hoàng thái hậu Nguyên Phi Ỷ Lan và vua Lý Nhân Tông. Đặc biệt, nơi đây còn bảo lưu được một cột đá nguyên khối cao hơn 5 m, gồm 2 phần: phần dưới là khối hình hộp, (cạnh 1,4m x 1,6m), phần trên là khối hình trụ có tiết diện tròn (đường kính 1,3m) được chạm nổi đôi rồng lớn quấn quanh cột, đầu rồng ngẩng cao, miệng ngậm ngọc, chầu vào hình mặt trời tỏa sáng, mào và bờm bốc lên như ngọn lửa. Đến năm 1986, để bảo tồn khu di tích vô cùng quý giá này, nhân dân địa phương đã xây dựng tạm một ngôi chùa nhỏ thờ Phật, phía sau là ngôi đền nhỏ thờ Hoàng Thái hậu Ỷ Lan và vua Lý Nhân Tông là người có công xây dựng chùa.

Toạ độ

Retrieving
 

Hình ảnh [xem cả trang] [Google Images]

Chùa Dạm ở chân núi Dạm, thuộc xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Chúng tôi đi qua cầu Thanh Trì, tới thành phố Bắc Ninh thì rẽ phải theo QL38, đi vài km thì rẽ trái. Đường đi khó khăn do họ đang tiến hành xây chùa Dạm mới.



 © Trước chùa còn lại một cây cột đá và một tấm bia

 © Chùa xây tựa vào núi, có tường thành bằng đá chắn giữ.





 © Đi phượt ...

 © Cột đá bí ẩn của chùa Dạm. Không thể cho rằng đây là hình tượng "linga" được.


 © Đôi rồng ngậm ngọc thời Lý


 © Đá chân cột có hoa văn sóng nước điển hình của thời Lý.

thời Lý  © Toàn cảnh nhìn lên núi

 © Thân rồng chắc khoẻ, cuồn cuộn, móng vuốt dài và cong.









thời Lý  © Tấm bia đã mờ hết cả chữ, chỉ còn hoa văn hình dây hoa viền quanh



















 © Chân tảng lớn hình hoa sen


 © Nhân dân dựng tạm gian nhà sau khi chùa cổ đã bị du kích đốt phá trong chiến dịch "tiêu thổ kháng chiến" năm...

 © Từ trên chùa nhìn ra

 © Tầng thứ 3

 © Các chân tảng nằm rải rác











 © Bậc thềm lên tầng 3 bên trái. Xót xa một phế tích!



 © So sánh kích thước với 1 chiếc dép

 © Phía trên các xe công trường đang làm việc xây chùa mới

 © Bể nước

 © Giếng cổ





 © Theo cụ trông chùa thì chùa chỉ còn 2 pho tượng cổ là Nguyên phi Ỷ Lan và vua Lý đem gửi ở chùa Hàm Long. Trong...





 © Chùa cũ đâu rồi? :((








 © Nền chùa cũ trên tầng thứ 3


 © Dấu tích chân móng


 © Nhìn từ tầng 3 xuống


Bài viết



Liên kết [Google search]



Bình luận

Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
Chùa Dạm
Địa chỉ Đường lên chùa Dạm, Tự Thôn, Nam Sơn, tp. Bắc Ninh, Bắc Ninh, Vietnam
Thêm bởi admin
Vào ngày 2012-09-28 22:24:18
Các thành viên
Thời tiết tại đây  ...
Các địa điểm gần nhất