Landmarks

Đền Trần

Video1

Video1
Video2
Đền Trần Nam Định
Cánh cửa rồng đền Trần Nam Định (3D model)

Tổng quan

Theo sử sách ghi lại, Đền Trần Nam Định là nơi thờ các vua nhà Trần cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần tại đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng (Nam Định).

Đền Trần được xây dựng trên nền Thái miếu cũ của nhà Trần đã bị quân Minh phá hủy vào thế kỷ thứ 15. Đền Trần Nam Định gồm 3 công trình kiến trúc chính, là đền Thiên Trường (đền Thượng), đền Cố Trạch (đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Cả 3 đền đều có kiến trúc chung và quy mô ngang nhau. Mỗi đền gồm tòa tiền đường 5 gian, tòa trung đường 5 gian và tòa chính tẩm 3 gian. Nối tiền đường và trung đường là kinh đàn (thiêu hương) và 2 gian tả hữu vu.

Đền Thiên Trường

Đền này được xây trên nền Thái miếu và cung Trùng Quang của nhà Trần mà trước nữa là nhà thờ họ của họ Trần. Cung Trùng Quang là nơi các thái thượng hoàng nhà Trần sống và làm việc. Đền Trần hiện nay được người dân địa phương xây bằng gỗ từ năm Chính Hòa thứ 15 (tức năm 1695). Các năm 1773, 1854, 1895, 1907-1908, đền được mở rộng và xây thêm. Đền Thiên Trường hiện tại gồm có tiền đường, trung đường, chính tẩm, siêu hương, 2 dãy tả hữu vu, 2 dãy tả hữu ống muống, 2 dãy giải vũ Đông Tây. Tổng cộng có 9 tòa, 31 gian. Tiền đường của đền Thiên Trường gồm 5 gian, dài 13m. Tại đây có đặt ban thờ và bài vị của các quan có công lớn phù tá nhà Trần. Sau tiền đường là trung đường là nơi thờ 14 vị hoàng đế nhà Trần. Tuy nhiên, không có tượng thờ mà chỉ có bài vị. Trước cửa trung đường có ba cỗ ngai là nơi thờ bái vọng các vị hoàng đế. Sau trung đường là chính tẩm gồm 3 gian. Đây là nơi thờ 4 vị thủy tổ của họ Trần và các phu nhân chính của họ ở gian giữa. Các hoàng phi của nhà Trần cũng được đặt bài vị thờ ở 2 gian trái, phải. Tòa thiêu hương (hay kinh đàn) là nơi đặt ban thờ và bài vị của các công thần nhà Trần. Có ban thờ riêng cho các quan văn, quan võ...

Đền Cố Trạch

Đền Cố Trạch được xây vào năm 1894. Theo bia Trùng kiến Hưng Đạo thân vương cố trạch bi kí, thì lúc tu sửa đền Thiên Trường năm 21 đời Tự Đức (năm 1868), người ta đào thấy ở phía Đông đền Thiên Trường một mảnh bia vỡ có ghi chữ Hưng Đạo thân vương cố trạch (nhà cũ của Hưng Đạo thân vương). Đền Cố Trạch đặt bài vị của Trần Hưng Đạo, gia đình và gia tướng. Tiền đường của đền Cố Trạch là nơi đặt bài vị của 3 gia tướng thân tín của Trần Hưng Đạo (đó là Phạm Ngộ, Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Chế Nghĩa). Thiêu hương (kinh đàn) là nơi đặt long đình trong có tượng Trần Hưng Đạo cùng 9 pho tượng Phật. Bên trái đặt bài vị các quan văn. Bên phải đặt bài vị của các quan võ. Gian tả vu là nơi đặt bài vị Trương Hán Siêu, Phạm Thiện Nhân và các bài vị văn thần triều Trần. Gian hữu vu là nơi đặt bài vị võ thần triều Trần, bài vị Trần Công và các thân nhân họ Trần. Tòa trung đường là nơi đặt bài vị và tượng của Trần Hưng Đạo, bài vị của 4 người con trai, của Phạm Ngũ Lão và các tả hữu tướng quân. Tòa chính tẩm là nơi đặt bài vị của cha và mẹ Trần Hưng Đạo, của Trần Hưng Đạo và vợ, 4 người con trai và 4 người con dâu của Trần Hưng Đạo, của con gái.

Đền Trùng Hoa

Đền Trùng Hoa mới được Chính phủ và tỉnh Nam Định xây dựng mới từ năm 2000. Đền được xây trên nền cung Trùng Hoa xưa-nơi các đương kim hoàng đế nhà Trần về tham vấn các vị thái thượng hoàng. Trong đền Trùng Hoa có nhiều pho tượng bằng đồng của các hoàng đế nhà Trần đặt tại tòa trung đường và tòa chính tẩm. Tòa thiêu hương là nơi đặt ngai và bài vị thờ hội đồng các quan. Gian tả vu thờ các quan văn. Gian hữu vu thờ các quan võ.

Lễ hội

Lễ hội đền Trần diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng hằng năm. Lễ hội được mở đầu bằng Lễ khai ấn từ giờ Tý. Thời gian gần đây, ngày càng nhiều du khách đến hành lễ tại Đền Trần vào dịp đầu xuân để xin, hoặc mua ấn, với mong ước sẽ được thăng tiến, thành đạt trong sự nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu tâm linh của khách thập phương về với cội nguồn, năm nay Lễ khai ấn Đền Trần được tổ chức ở hai nơi: Đền Trần Nam Định và Đền Trần huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, cùng thời điểm vào giờ Tý ngày 15 tháng Giêng, năm Tân Mão ở Đền Trần, thôn Trần Thương, xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam cũng diễn ra lễ hội phát lương (gồm thóc, ngô, đỗ...) mong một năm bình an, no đủ cho đất nước, cho mọi nhà.


(Nguồn: btgcp.gov.vn)

Toạ độ

Retrieving
 

Hình ảnh [xem cả trang] [Google Images]

Đền Trần là nơi diễn ra lễ khai ấn hàng năm. Nơi này được thương mại hoá quá mức, vé gửi xe ô-tô bị chặt chém tới 40k/xe, hòm công đức đặt khắp nơi, chúng tôi không có ấn tượng gì ngoài cánh cửa cổ được chạm khắc tinh xảo.


thời Trần  © Đền Trần và chùa Phổ Minh được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt quan trọng



 © Cửa đền có đôi sấu đá cổ



 © Lối vào cửa ngách

 © Hàng cau cao hai bên

 © Tam quan nhìn từ trong ra

 © Nhiều chim bồ câu đậu trên mái

 © Trước đền là một hồ nước khá rộng. Bức bình phong hình cá chép là đồ mới, được tạc khá thô.




 © Bậc thang xuống hồ có đôi sấu thành bậc đắp bằng xi-măng, sao chép từ chùa Phổ Minh

 © Tam quan, nhìn qua hồ nước

 © Đền chính, đám đồ đồng đặt trước sân đền rất chướng mắt.



 © Voi thời đại mới !!!

 © Rồng đá cổ



 © Cánh cửa đền Trần được chạm khắc tinh xảo

 © Đôi nghê cối cửa bằng gỗ

















 © Bài vị thờ tiên tổ nhà Trần ở trong cùng

 © Gian ngoài có các bài vị thờ các vua nhà Trần







 © Đền Cố Trạch nằm bên phải


 © Có hai tấm bia lớn chắn cửa ngách


 © Đền Trùng Hoa bên trái


 © ... được mặc đồng phục y chang

 © Tượng các vua nhà Trần mới đúc


Bài viết



Liên kết [Google search]



Bình luận

Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
Đền Trần
Địa chỉ Trần Thừa, Lộc Vượng, tp. Nam Định, Nam Định, Vietnam
Thêm bởi admin
Vào ngày 2012-10-07 08:33:30
Các thành viên
Thời tiết tại đây  ...
Các địa điểm gần nhất