Landmarks

Núi Cấm (Thiên Cấm Sơn)

An Giang Đất Và Người Thất Sơn vùng đất huyền thoại

An Giang Đất Và Người Thất Sơn vùng đất huyền thoại
Tượng phật Di Lặc núi Cấm
Trên đỉnh Lâm Viên Núi Cấm
Khám phá núi Cấm - ''Đà Lạt của miền Tây''
Thiên Cấm Sơn
Khu du lịch núi Cấm, An Giang

Tổng quan

Núi Cấm còn được gọi là Núi Ông Cấm hay Thiên Cấm sơn, Thiên Cẩm Sơn [1]; tên Khmer: Pnom ta piel hay Pnom po piêl; nằm tại địa phận xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Việt Nam. Núi Cấm từ xưa được tôn vinh là ngọn núi hùng vĩ, linh thiêng và kỳ bí nhất trong Bảy Núi. Núi Cấm có độ cao 705 m, chiếm chu vi 28.600m. Theo truyền tụng, lúc Nguyễn Phúc Ánh bị quân Tây Sơn truy bắt phải lên núi lánh nạn, để dấu tung tích, quan quân phải cấm dân lai vãng và phao tin trên núi rừng già hiểm trở, thú dữ ngày đêm rình rập giết hại người lên núi. Một giả thuyết khác cũng khá thuyết phục đó là ngài Đoàn Minh Huyên tức Phật Thầy Tây An từng cấm các đệ tử không được xâm phạm núi thiêng vì sợ ô uế. Cấm Sơn còn mang trong mình biết bao truyền thuyết kỳ bí: chuyện các vị đạo sĩ tu đắc đạo thành Tiên, chuyện người khai sơn đả hổ, chém mãng xà thu phục ác thú, chuyện những người ngậm ngải tìm trầm, tìm kho báu biến thành “xà niêng” điên dại... Có hai con đường lên núi Cấm, một là đường bê tông bên sườn núi dành dài 6 km cho xe ô tô chở khách từ khu Du lịch Lâm Viên tới chùa Vạn Linh, và một lối nhỏ năm xưa dọc theo rừng với nhiều ngã rẽ vào chùa chiền, miếu mạo, thắng cảnh chung quanh. Men theo lối nhỏ sau hai tiếng đồng hồ rong ruổi trên những bậc đá gập gềnh, chật hẹp giữa không gian yên tĩnh và khí hậu lúc nào cũng mát mẻ, cây cối thưa dần, chẳng bao lâu du khách thoát khỏi cánh rừng. Đặt chân đến độ cao 535m, nhìn hướng Đông du khách sẽ bắt gặp tượng đức Phật Di Lặc nặng đến 600 tấn trắng tinh, cao vút nổi bật giữa chốn trời xanh, tác giả là nhà điêu khắc Thụy Lam. Thật khó tin giữa chốn thâm sơn cùng cốc, địa hình phức tạp như vậy mà người ta có thể xây dựng một tượng đài cao đến 33,60 m và khá nghệ thuật. Tượng phật Di Lặc ở núi Cấm đã được Trung tâm sách kỷ lục (Vietbooks) công nhận là tượng lớn nhất Việt Nam. Để hoàn thành bức tượng Phật sinh động này, các nghệ nhân đã phải thi công suốt ba năm.

Toạ độ

Retrieving
 

Hình ảnh [xem cả trang] [Google Images]




 © Tượng Di Lặc cao 33.6m

 © Chùa Phật Lớn tại núi Cấm Sơn.

 © Tượng Phật Di Lặc lớn nhất Đông Nam Á uy nghiêm trên núi Cấm Sơn.

 © Du khách tham quan và dâng hương ở tượng Phật Di Lặc.

 © Bàn tay bắt quyết và chuỗi vòng của tượng Phật Di Lặc.

 © Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni trong chánh điện chùa Phật Lớn.

 © Một góc phong cảnh Chùa Phật Lớn trên núi Cấm Sơn.

 © Một quầy bán đồ lưu niệm ở núi Cấm Sơn.

 © Bảo tháp Chùa Vạn Linh trên núi Cấm Sơn.

 © Chiều về trên huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang, nhìn từ núi Cấm Sơn. (Theo vnanet.vn)


Bài viết



Liên kết [Google search]



Bình luận

Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
Núi Cấm (Thiên Cấm Sơn)
Địa chỉ Đường lên Núi Cấm - Chùa Vạn Linh, An Hảo, Tịnh Biên, An Giang province, Vietnam
Thêm bởi admin
Vào ngày 2012-11-03 07:23:19
Các thành viên
Thời tiết tại đây  ...
Các địa điểm gần nhất