Landmarks

Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam

gioi thieu bao tang van hoa cac dan toc viet nam

Tổng quan

Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam là 1 trong 7 bảo tàng quốc gia của Việt Nam được xây dựng từ năm 1960, nằm giữa trung tâm thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, cách thủ đô Hà Nội hơn 80 km về phía Bắc.

Thời kỳ đầu, Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam với tên gọi là Bảo tàng Việt Bắc với chức năng nhiệm vụ ban đầu là nghiên cứu khoa học và giáo dục truyền thống lịch sử văn hoá, lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân các dân tộc khu Việt Bắc. Năm 1976. Khu tự trị Việt Bắc giải thể, Bảo tàng Việt Bắc chuyển giao về trực thuộc Bộ Văn hoá Thông tin quản lý. Đây là giai đoạn chuyển hướng nội dung hoạt động từ Bảo tàng tổng hợp sang Bảo tàng chuyên ngành về Văn hoá dân tộc. Ngày 31/ 3/ 1990 Bộ trưởng Bộ Văn hoá đã phê duyệt đổi tên Bảo tàng Việt Bắc thành Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam. Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam không chỉ là một công trình kiến trúc to, đẹp mà còn là một trung tâm văn hoá lớn với chức năng nhiệm vụ: Nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền và phát huy vốn di sản văn hoá truyền thống của các dân tộc Việt Nam trên phạm vi cả nước. Trong những năm đổi mới, được sự quan tâm của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch đã đầu tư, cải tạo, xây dựng mới các phòng trưng bày khoa học, hiện đại. Công tác sưu tầm hiện vật được chú trọng khai thác, bảo quản, trưng bày có hệ thống đã được cấp trên, đồng nghiệp, đặc biệt là khách tham quan đánh giá cao. Số lượng khách tham quan trong nước và quốc tế đến với Bảo tàng ngày một đông hơn.

Hệ thống trưng bày

Hiện nay hệ thống trưng bày của Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam đã hoàn chỉnh với hệ thống 5 phòng trưng bày được xây dựng trên cơ sở nhóm ngôn ngữ kết hợp với văn hoá vùng, giới thiệu bản sắc văn hoá 54 tộc người gắn với cảnh quan môi sinh từng vùng cư trú. Bao gồm một gian long trọng và hệ thống 5 phòng trưng bày.

  • Phòng số 1: Trưng bày các tộc người nhóm ngôn ngữ Việt - Mường( Việt, Mường, Thổ, Chứt
  • Phòng số 2: Trưng bày các tộc người nhóm ngôn ngữ Tày - Thái( Tày, Thái, Nùng, Giáy, Lào, Lự, Sán Chay, Bố Y
  • Phòng số 3: Trưng bày văn hoá các tộc người thuộc 3 nhóm ngôn ngữ H'mông - Dao( H'mông, Dao, Pà Thẻn), nhóm ngôn ngữ Ka Đai( La Chí, La Ha, Cờ Lao, Pu Péo) và nhóm ngôn ngữ Tạng Miến( Lô Lô, Phù Lá, Hà Nhì, La Hủ, Cống, Si La).
  • Phòng số 4: Trưng bày văn hoá 21 tộc người nhóm ngôn ngữ Môn Khơ mer( Ba Na, Brâu, Bru - Vân Kiều, Chơ Ro, Co, Cơ Ho, Cơ Tu, Gié Triêng, H'rê, Kháng, Khơ mer, Khơ Mú, Mạ, Mảng, Mnông, Ơ Đu, Rơ Măm, Tà Ôi, Xơ Đăng, Xtiêng).
  • Phòng số 5: Trưng bày văn hoá các tộc người nhóm ngôn ngữ Nam Đảo( Chăm, Gia Rai, Ê Đê, Raglai, Chu Ru) và nhóm ngôn ngữ Hán( Hoa, Ngái, Sán Dìu).

Toạ độ

Retrieving
 

Hình ảnh [xem cả trang] [Google Images]




 © Nhà sàn Tày và cọn nước

 © Nhà rông Tây Nguyên

 © Lăng ngư ông (mô hình phỏng theo nguyên mẫu tại Đà Nẵng đã có nghi thức rước xương cá ông)

 © Tượng voi tại vùng trưng bày tây nguyên (to bằng voi thật )

 © Chùa Kh'mer

 © Ghe ngo

 © Nhà mồ Ê-đê


 © Tháp Chăm

 © Tượng thần Shiva







Bài viết



Liên kết [Google search]



Bình luận

Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam
Địa chỉ Bắc Kạn, Trung Vuong, Thai Nguyen, Thai Nguyen province, Vietnam
Thêm bởi admin
Vào ngày 2013-06-21 20:19:39
Các thành viên
Thời tiết tại đây  ...
Các địa điểm gần nhất