Landmarks

Làng trống Đọi Tam

ÂM VANG TIẾNG TRỐNG ĐỌI TAM

ÂM VANG TIẾNG TRỐNG ĐỌI TAM
MỘT NGẦY Ở LÀNG TRỐNG ĐỌI TAM

Tổng quan

Làng nghề Việt Nam có rất nhiều làng nghề truyền thống lâu đời, gắn liền với các di tích lịch sử, và các tỉnh thành trên cả nước nhưng để tìm có một làng nghề truyền thống nào ở Việt Nam mà  có lịch sử ra đời sớm như làng trống Đọi Tam, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Hơn 1010 năm ra đời và phát triển, cùng biết bao thăng trầm của lịch sử dân tộc, làng trống Đọi Tam đã không ngừng được bạn bè xa gần biết đến và luôn khẳng định được thương hiệu làm trống của mình.

Nối nghề gia truyền từ đời cụ tổ, ông, cha truyền con nối nghiệp.

Nghệ nhân Phạm Văn, năm nay 85 tuổi, một trong 2 nghệ nhân cao tuổi nhất, dày dạn kinh nghiệm nhất trong làng trống cho biết: Tổ tiên của làng Đọi Tam là cụ Nguyễn Đức Năng (925-990). Năm 986 được tin vua Lê Đại Hành sửa soạn về làng làm công tác tịch điền dưới chân núi Đọi, nhân dân nô nức đến xem. Lúc đó, cụ Năng và người em là Đạt biết tin đã đốn cây mít xẻ ra thành các mảnh ghép lại và lấy da trâu bịt lại, khi đánh lên âm thanh nghe rất giòn và hay. Khi vua đến hai anh em cụ Năng đem trống ra đánh nghe tiếng trống như tiếng sấm rất khí thế nên vua liền hỏi cách làm. Từ đó, làng trống Đọi Tam được xây dựng và truyền lại nghề cho nhiều thế hệ con cháu trong làng. Trước kia, nghề chỉ truyền lại cho con trai. Song bây giờ đã khác, con gái cũng được cha truyền lại nghề. Trải qua thời gian, làng trống Đọi Tam ngày càng dày kinh nghiệm, tạo ra nhiều loại sản phẩm trống khác nhau: Trống đình, trống trường học, trống đánh phục vụ lễ hội… mang tính đặc trưng riêng biệt mà không vùng nào, nơi nào làm được.

Làng trống Đọi Tam đã cùng lịch sử dân tộc trải qua biết bao thăng trầm. Việc tìm đầu ra cho các sản phẩm đã trở thành một thách thức to lớn với làng nghề. Đã nhiều khi, trống làm ra nhưng không bán được nên đành phải xếp bỏ ở một góc. Mặc dù vậy, các thế hệ con cháu trong làng nghề vẫn tự dặn dò, nhắn nhủ nhau rằng bằng mọi giá phải “giữ” lấy nghề truyền thống mà ông cha đã mất bao công sức gây dựng nên. Với hy vọng một ngày nào đó không xa nghề trống sẽ thịnh hành, được nhiều người biết đến. Hiện nay trong làng có hai nghệ nhân và bốn thợ giỏi đã được Tỉnh Hà Nam cấp bằng khen. Ông Hồng-một nghệ nhân cao tuổi nhất trong làng, đã gắn bó với nghề gần 70 năm nay tâm sự: “Tôi đã được tổ tiên truyền lại nghề khi mới 12 tuổi. Bây giờ nghề đã ăn sâu vào từng giọt máu, từng thớ thịt, trong tiềm thức của tôi rồi. Dù thế nào đi nữa, tôi vẫn luôn căn dặn con cháu phải giữ gìn và truyền lại nghề cho đời sau, đừng bao giờ để nghề mai một. Sống thì theo nghề, đã là người Đọi Tam thì phải biết nghề truyền thống của người Đọi Tam”. Với giọng ngậm ngùi, ông Hồng đưa cho chúng tôi xem chiếc bằng nghệ nhân mà ông được tặng năm 2004. Anh Huỳnh, con trai nghệ nhân Hồng đã nối nghiệp của cha mình gần 30 năm nay cho biết: “Đã có nhiều người phải bỏ nghề vì hàng làm ra ế ẩm”.

Thương hiệu của làng nghề

Đã là người làng trống Đọi Tam thì gia đình nào cũng đều biết nghề. Những năm gần đây nghề trống đã đem đến cho làng Đọi Tam một sự thay đổi lớn. Để có một sản phẩm tốt, người làm nghề phải rất công phu và tỉ mỉ, từ khâu chọn gỗ làm tang, chọn da làm mặt trống đến việc bưng trống đều đòi hỏi sự kỳ công. Tang trống phải là loại gỗ mít già, vừa nhẹ, không bị ngót và quan trọng nhất là giữ được “tiếng”. Da thì bằng loại da trâu được thu mua từ các tỉnh miền Trung. Công đoạn căng mặt trống cũng hết sức quan trọng, sao cho vừa căng lại vừa kín, khi đánh tạo tiếng kêu giòn, vang. Trống làm ra giờ đây không chỉ còn phục vụ nhân dân địa phương mà được bán ở khắp các tỉnh trong nước. Anh Lê Kim Bé không giấu được niềm vui cho biết: “Mừng quá các anh ạ! Lô hàng vừa rồi gia đình tôi xuất được hơn 200 chiếc trống cho Sở Giáo dục Lào Cai. “Tiếng lành đồn xa”, trống của mình tốt tự họ truyền nhau mà biết tìm đến mua hàng đấy”.

Những năm gần đây, “tiếng lành” về làng trống Đọi Tam đã thực sự là tâm điểm chú ý trong các làng nghề truyền thống của Hà Nam. Với danh tiếng lâu đời nghề trống ngày càng được nhiều người biết đến. Tại hội chợ triển lãm làng nghề Việt Nam 2007 diễn ra từ ngày 14 đến 18-11, tại Hà Nội, Làng trống Đọi Tam đã vinh dự được Hà Nam chọn đi tham dự với dàn trống gồm hơn 60 nghệ nhân.

Làng nghề trống Đọi Tam ngày nay đang được quan tâm. Nhiều dự án phát triển làng nghề gắn liền với du lịch, các lễ hội văn hóa được khôi phục. Đọi Tam cũng đã được đặt 1.000 trống đại cho lễ hội 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.

Toạ độ

Retrieving
 

Các địa điểm thuộc Làng trống Đọi Tam [tra cứu]

Hình ảnh [xem cả trang] [Google Images]



 © Gia đình anh Tuân, một gia đình duy nhất trong làm Đọi Tam có nghề làm trống đầy đủ các công đoạn để hoàn thiện một...

 © Sơ chế da trâu để làm mặt trống.

 © Chiếc trống 1,4m x 1,5m được xưởng nhà anh gia công trong 3 ngày với 4 nhân công làm liên tục.

 © Trong làng, hầu hết mỗi gia đình chuyên làm về một bộ phận của trống, có nhà chuyên làm da. Da được ngâm vôi sau đó...

 © Một hộ gia đình chuyên sản xuất thùng trống.

 © Mỗi chiếc trống phải tuân thủ các công đoạn làm gỗ, làm khung, làm da, vào mặt. Tất cả các khẩu đều đòi hỏi sự...

 © Nếu chỉ sống bằng nghề làm trống thì cuộc sống chỉ đủ ăn trong nửa năm bởi số lượng trống tiêu thụ phần lớn...

 © ..chính vì thế, khoảng 5 năm trở lại đây người dân làng nghề có thêm nghề làm bình rượu trong những dịp xuân về.


 © Nghề làm bình rượu mới mở ra nhưng đã được làng coi như nghề chính.


 © Tháng 7 đến 25/12 (tết) âm lịch hàng năm là thời điểm sản xuất bình rượu.

 © Hai mẫu mã chính được sản xuất là bình rượu có chân và bình rượu có ngựa kéo

 © Giá mỗi sản phẩm giao động trong khoảng 130 ngàn đến 500 ngàn đồng tuỳ loại.










Bài viết



Liên kết [Google search]



Bình luận

Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
Làng trống Đọi Tam
Địa chỉ 9711, Đọi Tam, Đọi Sơn, Duy Tien District, Ha Nam province, Vietnam
Thêm bởi admin
Vào ngày 2013-12-25 00:49:42
Các thành viên
Thời tiết tại đây  ...
Các địa điểm gần nhất