Landmarks

Đền Phù Đổng

Đền Gióng, đền Thượng, đền thờ Thánh Gióng, temple de Phu Dong

THÁNH GIÓNG - ĐỆ NHỊ BẤT TỬ

THÁNH GIÓNG - ĐỆ NHỊ BẤT TỬ
Hội Gióng đền Phù Đổng - Tiếng nói của người trong cuộc (P.1.)
Hội Gióng đền Phù Đổng - Tiếng nói của người trong cuộc (P.2.)
LỄ HỘI LÀNG GIÓNG ( XÃ PHÙ ĐỔNG - GIA LÂM - HÀ NỘI )
TDQK 2013 Khám phá hình tượng Nghê trong văn hóa Việt

Tổng quan

Đền Phù Đổng hay còn gọi là đền Gióng thờ Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương, nằm ở xã Phù Đổng, Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội.

Đền Phù Đổng còn được gọi là đền Thượng, tương truyền được dựng trên nền nhà cũ của Thánh Gióng, bên trong đê sông Đuống, còn đền Hạ thờ mẹ của Thánh Gióng nằm ngoài đê, gần nơi được cho là có dấu chân khổng lồ mà bà đã ướm thử rồi sinh ra Thánh Gióng. Năm 1010 khi rời đô về Thăng Long, Lý Thái Tổ đã cho dựng đền, đến nay đã được trùng tu nhiều lần.

Kiến trúc

Kiến trúc còn lại của đền Gióng gồm nhiều công trình trên một diện tích rộng.

Tam quan đền khá lớn, trên có gác, mở thêm hai cửa nhỏ hai bên. Trên bậc thềm là hai con rồng đá, tạc vào năm 1705. Trước cổng là một sân rộng, nhìn sang một thủy đình ở giữa một hồ nước, cạnh một gốc đa cổ thụ. Thủy đình là nơi diễn ra các trò chơi dân gian và múa rối nước.

Đôi câu đối trước cổng đền viết:

    Thiết mã khóa vân cung, tuấn nhạc, liên quan thiên cổ ngưỡng

    Thạch long kiều thủy các, sùng từ uy vọng ức niên khâm

    (Ngựa sắt vượt cung mây, núi cao rạng rỡ ánh thiêng, ngàn năm nhìn ngắm

    Rồng đá chầu gác nước, đền lớn nguy nga vẻ đẹp, muôn thuở tôn sùng)

Sau cổng chính là một phương đình tám mái, dưới chân còn hai con sư tử đá. Tiếp đến là tiền đường rộng là nơi cử hành các nghi lễ. Nhà thiêu hương bày đồ nghi trượng, tiếp đến là hậu cung. Trong hậu cung có tượng Thánh Gióng và các tướng hộ vệ, cũng là nơi giữ các đạo sắc phong của các triều đại phong kiến. Trong hậu cung cũng giữ một đôi chóe sứ là cổ vật, chỉ dùng trong dịp lễ hội. Bậc thềm của hậu cung còn giữ được những viên gạch chạm rồng, được cho là có từ đời Lý.

Trong đền còn có một bia đá dựng năm 1660. Phía sau đền có một giếng nước trong, gọi là giếng Ngọc.

Từ cổng vào, bên phải của khu đền chính còn các nhà việc, dành cho những người đến dự lễ hội, chia ra các ban tế của các xã xung quanh.

Bên trái của đền là chùa Kiến Sơ.

Lễ hội

Lễ hội chính của đền là hội Gióng, Được diễn ra từ ngày 6-9 tháng 4 Âm lịch. Nhưng chính hội là ngày mồng 9 tháng 4(AL) hàng năm.

(theo wikipedia)

Toạ độ

Retrieving
 

Hình ảnh [xem cả trang] [Google Images]

PHÙ ĐỔNG THIÊN VƯƠNG
Nhớ xưa đang thuở triều Hùng
Vũ Ninh nổi đám bụi hồng nẻo xa
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nẩy ra kỳ tài
Lên ba đang tuổi anh hài
Roi vàng ngựa sắt ra oai trận tiền
Một phen khói lửa dẹp yên
Sóc Sơn nhẹ bước thần tiên lên trời.
Tứ bất tử - bốn vị thánh thọ cùng trời đất, sống mãi với dân tộc Việt là Tản Viên Sơn Thánh, Phù Đổng Thiên vương, Chử Đạo Tổ và Liễu Hạnh công chúa.
Trải đã cả ngàn năm hình tượng Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên vương một vị anh hùng nhỏ tuổi, buổi sơ khai dựng nước, bước vào trong huyền tích, được dân gian tô điểm xây dựng ẩn chứa tầng tầng lớp lớp các giá trị văn hoá, các điển tích tâm linh, những dấu ấn lịch sử dân tộc. Rồi từ một nhân vật đại diện cho ý chí kiên cường của dân tộc không chịu khuất phục trước giặc ngoại xâm dần giao thoa văn hoá để thành một vị Thiên vương hộ Pháp trong Phật giáo, sự kết hợp nhuần nhuyễn để giá trị văn hoá Việt cổ được tồn tại qua ngàn năm Bắc thuộc dưới danh nghĩa Phật giáo, cũng từ đó mà Phật giáo được dung hoà cùng tín ngưỡng dân gian rồi ăn sâu bén rễ nơi miền đất mới.
Phù Đổng Thiên vương cùng hàng trăm di tích liên quan; nào làng Cháy - Phù Chẩn nơi ngựa sắt hí lửa, nào đỉnh Sóc Sơn nơi thánh về trời; nào đền Sóc Thiên vương ở Cảo Đỉnh nơi thánh nghỉ chân ăn nốt mo cơm quả cà của mẹ, rồi để lại đoạn roi sắt bị gãy.... Đền miếu nào cũng được triều đình liệt vào Quốc tế, làng xã nào cũng được lịch đại đế vương sắc tặng vẻ vang. Ngoài ra trong khắp Bắc bộ còn nhiều làng xã hiện đang thờ cúng các vị thần nguyên trước đây đã theo phò Đức thánh Gióng như các làng tại Quế Võ (Bắc Ninh); Gia Lâm, Chương Mỹ (Hà Nội); Hiệp Hoà (Bắc Giang), làng Phù Đổng có Miếu Chợ thờ ông Trần Quốc là tùy tướng của Thánh Gióng, làng Lệ Chi ở Gia Lâm thờ ông Châu, thôn Hiệp Phù thờ ông Bạch Sam, làng Chúc Sơn thờ Tam vị đại vương… Dân gian còn lưu truyền chuyện về người góp gạo muối cà, người đánh cá, trẻ chăn trâu, người câu cá, người cầm vồ đập đất… cũng hăng hái xin theo ông Gióng đánh giặc. Đó là những câu chuyện thể hiện sự đoàn kết toàn dân tộc cùng nhau giết giặc bảo vệ quê hương.
Tại làng Gióng hôm nay vẫn còn đó vườn Cố Trạch là nơi ruộng cà với vết chân thần kỳ, miếu Ban nơi Thánh sinh ra, rồi còn gò luyện quân, đền Thánh Mẫu và đặc biệt là đền Thượng chính từ thờ phụng Phù Đổng Thiên vương - Xung Thiên Thần Vương - Sóc Thiên vương - Đệ nhị bất tử đức Thánh Gióng.
Đền Phù Đổng còn lưu dấu tích hiện vật và văn bản cho biết đền được dựng vào thời Lý, bên cạnh chùa Kiến Sơ, tương truyền được dựng trên nền nhà cũ của Thánh Gióng, đền đã được trùng tu nhiều lần. Công trình hiện nay là kết quả của những đợt tu bổ thời Lê trung hưng với sự công đức của Trạng nguyên Đặng Công Chất người bản hương sau đó là những quan tâm đóng góp của đức bà Tuyên phi Đặng Thị Huệ. Các hiện vật rồng đá, sư tử, văn bia, choé thờ của các vị đại tín chủ vẫn còn tại đền.
Lễ hội chính của đền là hội Gióng - Di sản phi vật thể của nhân loại, Lễ hội diễn ra từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 4 Âm lịch hàng năm (chính hội mùng 9/4). Hội Gióng được tổ chức quy mô hơn, 5 năm một lần, vào các năm kết thúc là 0 hoặc 5 được gọi là hội chính, các năm còn lại được gọi là hội lệ.
"Nhớ ngày mùng 9 tháng tư
Không đi hội Gióng thì hư mất đời"




























































Bài viết



Liên kết [Google search]



Bình luận

Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
Đền Phù Đổng
Địa chỉ Đê, Phù Đổng, Gia Lâm, Hanoi, Vietnam
Thêm bởi admin
Vào ngày 2014-02-23 06:59:52
Các thành viên
Thời tiết tại đây  ...
Các địa điểm gần nhất