Landmarks

Chùa Cổ Lễ

Chùa Cổ Lễ 2012

Tổng quan

Chùa Cổ Lễ là một quần thể kiến trúc đạo Phật và tín ngưỡng Việt Nam mang các yếu tố kiến trúc gô-tích ở thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, ngay sát quốc lộ 21A.

Chùa Cổ Lễ nguyên được xây dựng từ thời Lý Thần Tông, do quốc sư Nguyễn Minh Không sáng lập để thờ phật. Chùa đầu tiên bằng gỗ theo lối kiến trúc cổ. Tuy nhiên chùa ban đầu này đã bị đổ nát. Năm 1902, sư Phạm Quang Tuyên về trụ trì, cho thiết kế và xây dựng lại chùa theo kiến trúc "Nhất Thốc Lâu Đài" với những yếu tố kiến trúc gô-tích giống như các nhà thờ Công giáo có khá nhiều ở khu vực lân cận. Sau đó, chùa đã được trùng tu nhiều lần. Vật liệu xây dựng là gạch, vôi vữa, mật mía, giấy bản tạo nên độ cố kết vững bền của toàn bộ kiến trúc ngôi chùa.

Chùa Cổ Lễ là sự hòa nhập các yếu tố kiến trúc cổ truyền Việt Nam với các yếu tố kiến trúc gô-tích (Gothic) của châu Âu. Đây là một ngôi chùa thờ Phật nhưng lại mang dáng dấp một thánh đường Thiên Chúa giáo.

Trước chùa là ngôi tháp Cửu Phẩm Liên Hoa cao cao 32 m, có 8 mặt, dựng năm 1927. Đế tháp được đặt trên lưng một con rùa lớn, đầu quay vào phía chùa. Con rùa được nằm giữa một hồ nước hình vuông, bốn góc là bốn hòn núi giả khá lớn, có đắp bốn con voi to bằng voi thật. Trong lòng tháp có cầu thang gồm 98 bậc xoắn ốc đến đỉnh.

Tiếp theo ngôi tháp là một chiếc cầu cong ba nhịp bắc qua hồ Chu Tích (còn gọi là hồ Núi), gọi là cầu Cuốn. Mặt cầu lát gạch.

Cầu Cuốn dẫn tới chùa Trình, còn gọi là Phật giáo Hội quán. Chùa Trình được xây vào năm 1936 và trùng tu vào năm 2001. Trong chùa có tượng Phật Quan Âm nghìn tay. Trước sân chùa Trình có 2 lư đồng khổng lồ.

Bên trái chùa Trình là đền Linh Quang Từ, được xây vào năm 1937, thờ Trần Hưng Đạo và hai tiến sĩ họ Đào người làng Cổ Lễ là Bảng nhãn Đào Sư Mỗ và Tiến sĩ đệ tam giáp Đào Toàn Mỗ. Bên phải chùa Trình là Khánh Quang phủ, được xây vào năm 1937, là nơi thờ Tam Tòa Thánh Mẫu.

Sau lưng chùa Trình là một cái hồ lớn. Giữa hồ có một quả chuông nặng 9000 kg gọi là chuông Đại Hồng Chung. Quả chuông cao 4,2 m, đường kính 2,2 m, thành dày 8 cm. Miệng chuông có họa tiết hình cánh sen, thân có họa tiết hoa lá, sông nước và một số văn tự bằng chữ Nho. Quả chuông này chưa được đánh một lần nào nhưng dân gian truyền miệng khi đánh lên thì cả tỉnh và một vài vùng lân cận sẽ nghe được tiếng ngân của chiếc chuông Đại hồng chung này. Đây là một trong những quả chuông lớn nhất ở Việt Nam.

(wikipedia)

Toạ độ

Retrieving
 

Hình ảnh [xem cả trang] [Google Images]

CỞI ÁO CÀ SA KHOÁC CHIẾN BÀO
Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc, hoà quện với văn hoá bản địa để hình thành một nền Phật giáo đặc sắc, thấm nhuần chẳng thể tách rời được nữa, Phật cũng là Thần là Thánh, là Vua là Tiên; sư sãi cũng là tổ nghề, là quan tướng, là hiển thánh hoá thần!
Chùa Thần Quang, tại thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định nơi đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không tu hành đắc đạo. Ngài cùng Thiền sư Giác Hải và Thiền sư Từ Đạo Hạnh kết nghĩa anh em cùng sang Tây Trúc du học, đắc quả thần thông. Sau khi về nước Đức Thánh Tổ Từ Đạo Hạnh trụ trì chùa Thiên Phúc ở Sài Sơn, Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không trụ trì chùa Thần Quang, thường gọi là chùa Cổ Lễ, Đức Giác Hải Thiền sư trụ trì chùa Diên Phúc, các ngài là "Nam Thiên Tam Vị Thánh Tổ".
Tương truyền Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không vượt biển sang nước Tống quyên đồng đem về đúc "An Nam tứ đại khí". Đây là 4 bảo vật quý ở nước ta thời Lý gồm: Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, chuông Quy Điền, đỉnh tháp "Báo Thiên" và vạc Phổ Minh. Hiện nay nhiều làng ở Nam Định thờ Thiền sư Nguyễn Minh Không làm tổ nghề đúc đồng.
Ngày 27/2/1947, Hoà thượng trụ trì Thích Thế Long đã chủ trì buổi mít tinh làm lễ phát nguyện cho 27 nhà sư "cởi áo cà sa khoác chiến bào ra trận". Sư ni Thích Đàm Nhung đã đọc lời phát nguyện:
"Cởi áo cà sa khoác chiến bào
Việc quân đâu có quản gian lao
Gậy thiền quét sạch loài xâm lược
Theo gót Trưng Vương tỏ nữ hào".
27 nhà sư nhập ngũ, đã lập nên nhiều chiến tích, trong đó có 12 nhà sư đã hy sinh tại chiến trường. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ cứu nước, có vị tiếp tục ở lại quân ngũ giữ nhiều chức vụ cao, có người lại trở về cửa thiền tu hành, giữ nhiều trọng trách quan trọng trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Kiến trúc của chùa hiện nay do Đệ Nhất sư Tổ Phạm Quang Tuyên về trụ trì đã tái thiết năm 1902, theo kiến trúc hiện đại khi đó! nhưng nguyên liệu xây dựng thì chủ yếu vẫn là vôi, gạch, cát, mật… truyền thống. Năm 1934, Hòa thượng Phạm Thế Long kế vị trụ trì, đến năm 1936, ngài đứng ra quyên góp để đúc một quả chuông đồng nặng 9 tấn. Vì sợ chuông bị giặc Pháp phá hoại, người dân cùng nhà chùa đã vần chuông ngâm giấu dưới hồ. Năm 1954, quả chuông đồng được kéo lên đặt ở bệ giữa lòng hồ, và để nguyên vị trí từ đó đến nay, trở thành một điểm nhấn và là biểu tượng cho lịch sử của chùa. Trong chùa có hệ thống tượng rất đẹp, ngoài tượng Phật, tượng Thánh thì còn thờ tượng các vị có công như Hưng Đạo Đại vương, Trạng nguyên Đào Sư Tích, Thánh Mẫu Liễu Hạnh... Đều rất cổ kính trang nghiêm. Chùa lại có hàng trăm bia đá, cả chữ Hán, chữ Quốc ngữ và chữ Pháp minh chứng cho bề dày lịch sử và sự hưng thịnh của chùa qua nhiều thế kỷ.
Lễ hội chùa Cổ Lễ từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 9 Âm lịch hằng năm để kỷ niệm ngày sinh của Đại thánh Thiền sư Nguyễn Minh Không. Lễ hội được tổ chức tưng bừng với rất nhiều trò chơi dân gian như lễ rước Phật, đấu vật, đánh cờ người.... và đặc biệt là đua tải trên dòng sông uốn lượn quanh chùa thu hút hàng vạn người tham dự.





























































Bài viết



Liên kết [Google search]



Bình luận

Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
Chùa Cổ Lễ
Địa chỉ Thích Thế Long, tt. Cổ Lễ, Trực Ninh, Nam Dinh, Vietnam
Thêm bởi admin
Vào ngày 2014-09-19 01:14:56
Các thành viên
Thời tiết tại đây  ...
Các địa điểm gần nhất