|
|
|


Chùa Kom pông Chrây là một trong số 141 ngôi chùa Phật giáo Nam tông cổ kính của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh, tọa lạc tại khóm 4, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, cách thị xã Trà Vinh 6 Km theo quốc lộ 54.
Đặc biệt của Kom pông Chrây là đã đào tạo những nghệ nhân kỳ công làm nên các tác phẩm nghệ thuât khắc gỗ độc đáo trên rễ cây cổ thụ có niên đại hàng trăm năm.
Phattuvietnam.net trân trọng giới thiệu một số hình ảnh về nghề khắc gỗ ở chùa Kom pông Chrây cổ kính được phóng viên Trần Điền vừa thực hiện tại tỉnh Trà Vinh:
Kom pông Chrây - tên chùa, dịch theo tiếng Khmer còn có nghĩa là Bến cây Đa. Đó cũng chính là địa danh nơi này lúc chùa mới xây dựng năm 1637 trên khuôn viên 7.000 m2 cặp rạch nước Tầm Phương
Chùa Kom pông Chrây có một cổng phụ ở hướng Tây xây theo kiểu mái vòm; Từ quốc lộ 54 nhìn vào cổng chùa trông giống như một cái hang, nên chùa Kom pông Chrây còn được người Trà Vinh gọi với tên quen thuộc là Chùa Hang
Hòa thượng Thạch Suông - sư cả, người trụ trì thứ 23 chùa Kom pông Chrây còn lưu giữ rất nhiều hình ảnh chứng tích tội ác chiến tranh, cho biết: Ngày 2 tháng 2 năm Mậu Thân (1968), có đến 16 quả bom được máy bay Mỹ ném vào khuôn viên chùa, làm chùa Kom pông Chrây bị phá hủy gần như hoàn toàn, 52 Phật tử vào lánh nạn trong chùa cùng 7 nhà sư bị thiệt mạng. Gần 100 người khác bị thương
Sau hơn 40 năm trùng tu xây dựng lại trên hoang tàn đổ nát, đến nay, Kom pông Chrây bề thế uy nghi dưới hàng nghìn cánh cò suốt ngày xòe cánh trắng chao mình dưới bầu trời xanh lộng gió bình ỵên
Hàng trăm cây sao của chùa bị bom đạn tàn phá trong chiến tranh, những cây sao đã thu hoạch gổ, gốc rễ vẫn nằm yên dưới lòng đất chùa đến mấy mươi năm nay mà gốc nào cũng có niên đại từ 100 đến vài trăm năm, được các nhà sư đào lên, ban đầu dự định để làm củi đốt, đã bỗng dưng trở thành nguồn cảm hứng điêu khắc cho sư cả Thạch Suông
Từ năm 2002 đến nay, các nhà sư chùa Kom pông Chrây ngoài việc Phật sự và hành đạo, đã bắt đầu học và làm nghề điêu khắc trên rễ cây cổ thụ
Từ trong sự tĩnh lặng của ngôi chùa, đời sống của các loài chim muông, dã thú, đã được các nhà sư sử dụng nghệ thuật điêu khắc thể hiện sống động như có linh hồn trên những rễ cây cổ thụ vô tri
Sư Thạch Sơn chạm trổ cánh đại bàng
Sư Sơn Smươne chạm trổ chân đại bàng
Nghệ nhân Thạch Ngọc Sơn cùng sư Kiên Na điêu khắc tác phẩm 12 con giáp
Đến nay, nghề điêu khắc trên rễ cây cổ thụ ở Kom pông Chrây đã cho ra đời hơn 100 tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao
Tác phẩm Cửu Long ( Chín con rồng)
Tác phẩm Tứ linh ( Long, Lân, Qui, Phụng)
Tác phẩm Mười hai con giáp
Tác phẩm Đại bàng vồ mồi
Mặc dù đã hoàn tục nhiều năm nay, nhưng nghệ nhân Sơn Sốc vẫn gắn bó với nghề điêu khắc của nhà chùa, cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật độc đáo làm bịn rịn bước chân của biết bao du khách trong và ngoài nước
Hiện có hơn 1.000 cây sao được các nhà sư chùa Kom pông Chrây trồng mới gần 10 năm tuổi. Sau khi thu hoạch gỗ, vườn cây này sẻ để lại ngót ngàn bộ rễ cho nghề điêu khắc của chùa. Sư cả Thạch Suông nói, phải để dành đến đời sau!

Bài viết này không có từ khóa nào
- Chùa Phù Dung trên nền Chiêu Anh các (20/01/2013 23:38:00)
- Bí ẩn trong chùa cổ Võng La (04/01/2013 12:31:00)
- Chùa Ngòi ngày càng hưng thịnh (27/12/2012 19:36:00)
- Chùa Am (Vĩnh Phúc) – Điểm du lich tâm linh (27/12/2012 19:33:00)
- Đại Giác cổ tự và mối tình công chúa (24/12/2012 08:46:00)
- Chuyện tượng Phật chùa Hà Vy (23/12/2012 08:48:00)
- Chiêm ngưỡng vẻ đẹp đặc sắc ngôi chùa Phật giáo Khmer (23/12/2012 08:42:00)
- Bí ẩn về chiến binh mặc áo nhà sư ở chùa Côn Sơn (04/12/2012 08:32:00)
- Chùm ảnh: Chùa Giác Lâm - Huế (30/11/2012 10:56:00)
- Pho tượng Phật Di Đà lớn nhất VN tại chùa Lo Sơn – Nha Trang (30/11/2012 10:44:00)
- Bà Đá - ngôi chùa cổ tiêu biểu cho văn hóa dân tộc Việt
- Trúc Lâm Tịnh viện: Ngôi chùa trên đảo lớn nhất VN
- Chiêm bái chùa có nhiều xá lợi Phật nhất Việt Nam
- Ngoạn cảnh chùa Trăm Gian - Hà Nội
- Video: Chùa Trấn Quốc
- Ngay tư ngày Tết mà xã thân làm được việc cứu trợ nầy thiệt là phước đức vô lượng lá lành đùm la Rách Nát ...
- Ngay trong văn phòng làm việc, tiếp khách của Đức Pháp Chủ cũng như của BTS lãnh đạo Thành hội PGVN.Tp/HCM, chúng ta vẫn không ...
- Tôi có cùng suy nghĩ với tác giả Minh Thạnh nên rất thích khi đọc loạt bài vừa rồi. Chúc Minh Thạnh năm mới sức ...
- Chúng ta nên xác định rõ vài điều về những bức họa mà Minh Thạnh trưng ra nhằm ý đồ che chắn cho tư tưởng ...
- Các bức ảnh này không có gì lạ, chuyện vua Ba Tư Nặc, Tần Bà Sa La, A Xà Thế... ai cũng biết. Các bức ...
- Tường thuận Tang lễ Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam- Đại lão Hoà thượng Thích Đức Nhuận
- Thông cáo đặc biệt Hướng dẫn Tổ chức Lễ truy niệm Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam
- Đạo Phật và Mô hình giáo dục con người toàn diện
- Hình ảnh ngày đầu tổ chức Đại Giới Đàn tại TP. Hồ Chí Minh
- Ghi nhanh và hình ảnh: CLB Thanh niên Phật tử Việt Nam tại miền Bắc bầu ban chủ nhiệm