36phophuong.vn     
Trang chủ
Thăng Long-Hà Nội
Lướt mạng Internet
Cuộc sống
Những giá trị bảo tồn
Phố Hà Nội
Nét văn hóa
Cải tạo, tu bổ, bảo tồn
Quy hoạch - Đô thị
Địa lý- phong thủy
Diễn đàn
Người đẹp
Thời trang
Du lịch
Mỹ thuật
Trang ảnh
thư giãn
Góc học tập
Trang chủ > Công trình bảo tồn >
  Đình Chu Quyến-Hiện trạng công trình và cảnh quan xung quanh Đình Chu Quyến-Hiện trạng công trình và cảnh quan xung quanh , 36phophuong.vn
 
Đình Chu Quyến-Hiện trạng công trình và cảnh quan xung quanh

  Đình làng Chu Quyến, nay thuộc xã Chu Minh, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây, có niên đại nửa cuối thế kỉ 17. Đình thờ Nhã Lang, con trai của Lý Phật Tử (thế kỉ 6). Đình có mặt bằng hình chữ nhật, dài 30 m, 3 gian, 2 chái, bộ khung nhà có 6 hàng cột gỗ lim lớn chịu lực, mái nhà thấp, góc đao cong. Sàn gỗ cao cách mặt đất 0,8 m, chia làm 3 cấp để ngồi theo ngôi thứ khi có việc làng trong thời trước. Chạm khắc trang trí có các cảnh độc đáo như chọi gà, gảy đàn, hát múa, phượng mẹ và đàn phượng con.

Xin giới thiệu hiện trạng Đình Chu Quyến qua  sưu tầm trên một blog rất công phu, xin cám ơn:

http://vn.360plus.yahoo.com/quynt

Khi làm entry này thì ngôi đình đẹp nhất Việt Nam (theo ý tôi) đã được dỡ tan ra để theo phong trào dựng lại. Thực sự là đình còn chất lượng khá tốt, nhưng quan trọng là người ta đã thấy kết quả các lần dựng lại ở Mông Phụ (Đường Lâm), Tây Đằng, chùa Trăm Gian... nên chẳng lấy làm gì chắc việc ngôi đình một năm tuổi có đẹp được như cái bốn trăm tuổi đang có không. Dù sao "đẹp" cũng là ý kiến chủ quan. Dưới đây là những hình ảnh của vài lần đi thăm trong gần mười năm lại đây. 

Đoạn giới thiệu này viết cho một quyển sách, tóm tắt đặc điểm chính của đình Chu Quyến:

Đình Chu Quyến ở xã Chu Minh, huyện Ba Vì, cách thành phố Sơn Tây 10km và cách Đường Lâm 6km về phía Tây Bắc, đi theo đường QL 32. Đây là ngôi đình được dựng vào khoảng thế kỷ XVII, vẫn được xem như ngôi đình tiêu biểu cho vẻ đẹp của kiến trúc truyền thống Việt Nam. 

Đình còn có tên là đình Chàng, thờ Nhã Lang vương, con của Lý Phật Tử (thế kỷ VI). Đình ba gian, hai chái, hình chữ nhất, chỉ có một tòa đại đình duy nhất, do bước gian lớn nên đình tuy có số gian ít mà vẫn bề thế, dài tới 30m. Đình có 6 hàng cột bằng gỗ lim đặt trên các phiến đá kê chân cột, trong đó đặc biệt bốn cột cái ở giữa bằng gỗ lim rất to, chu vi lên tới 2m, một người ôm không xuể. Mái đình cong nhẹ bốn góc thành đầu đao, ở các đầu đao là tổ hợp của rồng vươn, lân chầu và mỏ phượng ở đầu bảy lao ra đỡ. Mái võng nhẹ ở giữa, bờ nóc và bờ thoải là hàng gạch hoa chanh. Hai đầu hồi là bức ván chạm trổ công phu hình lá đề. Trong đình tại các bức cốn và các đầu dư của xà, có những chạm khắc cực kỳ sinh động: hình gà mái cách điệu thành phượng hoàng, người cưỡi hổ, cưỡi báo, hội vật, tiên cưỡi rồng... Mật độ chạm khắc đạt tới mức dày đặc và tinh vi. Đình có kết cấu kiểu đình nhà sàn, cách mặt đất 80cm, có ba cấp khác nhau để ngồi theo ngôi thứ trong các đám việc làng ngày trước. Đình cao 8,1m, song chiều cao mái đã chiếm đến hơn 2/3 nên gây ấn tượng mạnh với bộ mái lợp ngói mũi hài mầu nâu sẫm.

Đình Chu Quyến có điểm hơi khác thường là nằm ở rìa làng chứ không ở trung tâm làng. Vì thế đình không có sân mà nằm giữa một khu đất vốn trồng rau ven đường làng, phía trước có ao nước. Gần đây người ta đã xây tường thấp quây lại để tránh trâu bò vào. Tuy vậy điều này làm giảm ý nghĩa của ngôi đình mở thoáng cả bốn hướng.

Dinh-Chu-Quyen-1.jpg picture by nguyentruongquy

1. Tôi yêu nhất cái màu nâu của ngôi đình. Cái dáng tĩnh tại và khúc chiết của ngôn ngữ tạo hình - không cần lớp lang rườm rà, chỉ có một tòa đại đình duy nhất, cắm xuống nền đất cũng nâu. Tất cả mở thoáng như tinh thần cộng đồng cởi mở. Những đường nét rõ ràng tạo nên silhouette thật ấn tượng. Nhìn vào là thấy rất Việt Nam. 


Picture-012.jpg picture by nguyentruongquy

2. Có thể là vì tôi bị ảnh hưởng của các thầy, và năm thứ nhất cũng có bài tập vẽ mặt cắt đình. Dĩ nhiên lúc đó chưa biết đình này ở đâu, chỉ là vẽ nét theo tài liệu. Nhưng rõ ràng là qua nghiên cứu thì cũng nhận ra, vẻ đẹp của đình là sinh ra từ kết cấu cân đối. Bảo là đình to cũng phải, mà nhỏ cũng không sai. Cái nhược điểm của bộ mái nặng nề lại thành nét đặc biệt, nhờ việc xòe rộng mà thành một hình ảnh chở che. 


Dinh-Chu-Quyen.jpg picture by nguyentruongquy
 

Dinh-Chu-Quyen-mai-dao-1.jpg picture by nguyentruongquy

3. Mái đao được chạm khắc mềm mại và tỉ mỉ. Những đầu bảy được tạc hình chim phượng, chắc gợi từ hình chim thần Garuda của điêu khắc Chăm. Tuy nhiên dấu vết điêu khắc Chăm đã khá mờ so với những di tích thời Lý-Trần. Đình Chu Quyến có đặc trưng thô mộc và chắc khỏe của xứ Đoài, khác với nét cầu kỳ của Kinh Bắc. 

dau-hoi-dinh-Chu-Quyen.jpg picture by nguyentruongquy

4. Thật cũng đáng le lưỡi, sức người muốn dỡ thì thật là nhanh. Hehe, trên ảnh là các bạn đồng nghiệp ở cơ quan cũ... trông ai cũng tất bật như "phượt". 

Bong-nang-hien-dinh-Chu-Quy.jpg picture by nguyentruongquy
 

5. Hàng bảy hiên như những búi tóc đỡ vành khăn. 


Dinh-Chu-Quyen-panorama-1.jpg picture by nguyentruongquy

6. Cắt ngang lòng đình. Những cây cột giữa cực lớn, tay người không ôm kín được (trừ ai cao trên 2m). 


noi-that-dinh-Chu-Quyen-1.jpg picture by nguyentruongquy
 

cua-vong-gian-giua-dinh-Chu.jpg picture by nguyentruongquy
 

7. Các đình ở vùng Sơn Tây - Ba Vì có đặc điểm là mở thoáng. Những thân gỗ lên nước xanh rêu, có lẽ đình ít được sử dụng. 


noi-that-dinh-Chu-Quyen-2.jpg picture by nguyentruongquy
 

Cham-con-lan-o-dinh-Chu-Quy.jpg picture by nguyentruongquy
 

Dinh-Chu-Quyen-cham-khac-2.jpg picture by nguyentruongquy

8. Những chạm khắc đẹp theo các chủ đề cổ điển. Ở trên là hình con lân nhưng chụp không rõ, còn ở dưới là hình hai con sư tử chầu mặt rồng, bên trên là hai cụm rồng chầu một vị thần (giống tiên nữ hoặc Quán Thế Âm tọa vân). 

Picture-005.jpg picture by nguyentruongquy
 

Con-phuong-o-dinh-Chu-Quyen.jpg picture by nguyentruongquy
 

9. Con phượng này thực ra là con gà, nếu nhìn kỹ sẽ thấy mấy con gà con đang rúc ở dưới bụng và trên lưng. 


nguoi-cuoi-ngua.jpg picture by nguyentruongquy
 

10. Có nhiều tượng gỗ nhỏ nhưng vì máy ảnh chụp không lên. Có cả người cưỡi hổ, rồi con lân đứng một mình. Nhóm tượng ở đây khá tự do và không nệ đăng đối. 


Tren-lan-can-dinh-Chu-Quyen.jpg picture by nguyentruongquy

11. "Phượt"! 


Đi một quãng độ 200m là đến đền thờ Nhã Lang vương. Ngôi đền có dáng dấp một ngôi đình này lại xây kiểu khép kín. Các cụ quản ở đây chỉ cho chụp bên ngoài mà không cho vào trong. 

tam-quan-denNhaLangvuong.jpg picture by nguyentruongquy

1. Tam quan đẹp hơn có lẽ vì mấy cây cau. 


denNhaLangvuong.jpg picture by nguyentruongquy

2. Hàng cau phía sau tham gia vào nhịp điệu của mái, làm cho mái đao như bay bổng hơn. 


mai-dao-denNhaLangvuong.jpg picture by nguyentruongquy
 

goc-duoi-mai-dao-Nha-Lang.jpg picture by nguyentruongquy

3. Góc đao và nét công phu chạm trổ. Gửi vào đây vào đây, vui buồn người Việt (Mái đình làng biển - Nguyễn Cường). 


hien-tien-duong-lang-Nha-La.jpg picture by nguyentruongquy
 

4. Hàng hiên chắc chắn, quy củ. 


hoanh-phi-den-Nha-Lang-vuon.jpg picture by nguyentruongquy

5. Mặc dù đã phong hóa bề mặt nhưng tất cả cho cảm giác tinh tươm, ngăn nắp và sạch sẽ. 


cham-hien-den-Nha-Lang-vuon.jpg picture by nguyentruongquy
 

cham-con-den-Nha-Lang-Vuong.jpg picture by nguyentruongquy

6. Những dây hoa vấn vít không dùng gì ngoài độ nông sâu và hình dáng tạc trên thớ gỗ. Ở đây nghệ nhân điêu khắc VN gặp điêu khắc đá cẩm thạch Hy Lạp (ví dụ các đền kiểu Acropolis) ở chỗ không sơn phết gì, tất cả nhờ vào cảm quan của khối và ánh sáng. Điêu khắc Chàm hay Angkor cũng vậy. 


chan-cot-den-Nha-Lang-vuong.jpg picture by nguyentruongquy

7. Những cánh hoa sen ở tảng đá chân cột khác với cánh sen mập như nơi khác mà chạm thành cánh kép. Có người khi thấy cánh sen mập thì liên tưởng đến hình ảnh linga đặt trên đài yoni trang trí bằng vú chạy quanh. Cũng có thể, nhưng chắc chắn ý niệm phồn thực đó rất mờ, bởi suy như vậy thì cái cột nào cũng là linga hết, mà hoa thì rõ ràng là bộ phận sinh dục của cây! 


den-Nha-Lang-vuong.jpg picture by nguyentruongquy

8. Đi vào bên hông thì thấy tòa nhà chính xây hình chữ công. Hình thức của đền này đẹp không kém những ngôi chùa nổi tiếng khác, nhưng có vẻ ngày càng hiếm đi vì sự can thiệp của cả người dân địa phương lẫn cái gọi là "cơ quan tu bổ di tích". 


Lang-Thanh-hoa.jpg picture by nguyentruongquy

9. Đi thêm một quãng nữa là đến lăng Thánh hóa, tức nơi Nhã Lang vương chết. Nhã Lang vương lấy con của Triệu Việt Vương, âm mưu đánh bại Việt Vương. Tuy có vẻ như là "người xấu" nhưng việc được thờ ở vùng này chắc hẳn là vì vùng từ Từ Liêm lên đây từng là đất của Lý Phật Tử rồi Nhã Lang. Bằng cớ là còn được thờ chính ở Hạ Mỗ, Từ Liêm. 

Quang cảnh vùng này rất trầm mặc, đi rất thích: đất đỏ, cây xanh, đồng ruộng xanh ngát, sông Hồng sau lưng, núi Ba Vì trước mặt. Còn đi mà thấy một ngôi đình mới toe, xin thứ lỗi, không dành cho bạn (à la Phan Huyền Thư).

 


  Bình luận của bạn
(*) Họ tên:  
(*) Email:  
(*) Tiêu đề:  
(*) Nội dung:  
Mã: 

Nội dung các bình luận
 

  Các Tin khác
  + Dự án Hà Nội 2010: Di sản và Đặc trưng Văn hoá (28/01/2011)
  + Nâng cao điều kiện sống cho nhân dân trong Phố cổ thông qua việc bảo tồn, tôn tạo Phố cổ Hà Nội (28/01/2011)
  + Hội An – chuẩn mực quốc tế về bảo tồn. (19/01/2011)
  + Dự án thí điểm "Phát triển bền vững khu phố cổ Hà Nội" (thuộc "Chương trình phát triển đô thị tổng thể thủ đô Hà Nội") (15/11/2010)
  + Đình Chu Quyến-Thiết kế với quan điểm bảo tồn nguyên gốc (28/10/2010)
  + Đình Chu Quyến-Quan điểm trùng tu di tích (28/10/2010)
  + Đình Chu Quyến-Đánh giá hiện trạng (28/10/2010)
  + Dự án điều tra cơ bản di tích kiến trúc cổ truyền của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ (26/10/2010)
  + Nhà Bát Giác- Trường Chu Văn An nhìn ra hồ Tây. (20/10/2010)
 
 
Trang chủ Nội quy Liên hệ Lên đầu trang  
Thăng Long-Hà Nội    Lướt mạng Internet    Cuộc sống    Những giá trị bảo tồn    Phố Hà Nội    Nét văn hóa    Cải tạo, tu bổ, bảo tồn    Quy hoạch - Đô thị    Địa lý- phong thủy    Diễn đàn    Người đẹp    Thời trang    Du lịch    Mỹ thuật    Trang ảnh    thư giãn    Góc học tập   

vietarch-kiến trúc sáng tạo