|
|
|
Theo tư liệu lưu giữ lại, chùa Pitu Khôsa Răng sây ( dịch nghĩa theo tiếng Việt là Viễn Quang) trước đây còn có tên là Chùa Sau hay Chùa Xáng ( vì nằm bên cạnh hồ Xáng Thổi ( Phường An Cư, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ )
Chùa bắt đầu xây dựng vào năm Mậu Tý – 1948 (năm Phật lịch – 2491) đáp ứng nhu cầu tu hành và học tập của nhiều bà con phật tử người Khmer ở Cần Thơ. Thượng tọa Sơn Tây người chủ trì chùa đầu tiên, mất năm 1960. Kế đến là Đại đức Sơn Vui trụ trì chùa đến năm 1963, sau đó Đại đức Lâm Navany về làm trụ trì cho đến năm 1970 thì bị giặc sát hại.
Đồng hành với cuộc chiến tranh giải phóng đất nước, chùa Pitu Khôsa Răng sây đã tham gia tích cực trong các cuộc biểu tình đấu tranh đòi giải phóng đất nước, độc lập dân tộc. Nhà chùa còn là nơi nuôi chứa an toàn cho hàng trăm thanh niên chống đi lính của chính quyền Sài Gòn, là cơ sở bí mật nuôi chứa nhiều cán bộ cách mạng hoạt động nội thành ở thành phố Cần Thơ.
Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân – 1968, nơi đây đã tập kết một bộ phận lực lượng của quân giải phóng miền Nam.
Từ năm 1975 đến nay, chùa vẫn là nơi sinh hoạt tính ngưỡng Phật giáo Nam tông Khmer của các vị Sư và bà con phật tử người dân tộc, là nơi ở miễn phí cho nhiều học sinh, sinh viên dân tộc Khmer nghèo ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Chùa còn mở lớp học miễn phí dạy Khmer ngữ cho hơn 20 em là con em của đồng bào Khmer, hướng dẫn thiếu nhi học và sử dụng nhạc cụ Ngũ âm, tích cực tham gia công tác xã hội từ thiện, khuyến học, khuyến tài, cất căn nhà tình thương, xây cầu, đường nông thôn; tặng quà cho đồng bào Khmer nghèo, vận động phật tử ở Campuchia cúng dường 14 bộ Tam tạng kinh chia cho 13 chùa Phật giáo Nam tông Khmer ở Cần Thơ.
Đáp ứng nguyện vọng của phật tử, qua 4 năm xây dựng, ngôi chùa cũng đã hoàn thành vừa được khánh thành vào hạ tuần tháng 04/2012 với tổng vốn đầu tư 12 tỷ đồng.
Chùa được xây bằng bêtông cốt thép tường gạch, chót tháp đổ bê tông mái lợp ngói. Kiến trúc hoa văn trang trí rồng Ăngkor cách điệu uốn lượn ở các bao lam mặt trước chánh điện, đầu rồng Ăngkor, tiên nữ Keynor - chim thần Krud, phù diêu thần chằn Hanuman, nữ thần Teppanom.
Cả ba tầng chùa có 12 cửa sổ bằng gỗ được khắc chạm bằng 12 đức phù điêu mang nội dung về một truyền thuyết dân gian.
Các cột trụ trong chánh điện tầng một và tầng hai, phần chân và phần đầu đỡ sàn đều đắp hoa văn Phanhi lửa, cột trụ tầng ba đắp nổi hoa văn Ăngkor toàn thân.
Riêng tầng ba, hai bên tường đều gắn phù điêu nữ thần Têpanon - Phanhites cộng với Phanhi Phlong. Ngoài ra còn trang trí bằng 16 bức tranh vẽ minh họa lại cuộc đời của đất Phật từ đản sanh đến nhập niết bàn.
Vách ngoài tầng 3 đắp hoa văn độc đáo đặc thù của bản sắc văn hóa Khmer Ăngkor hòa hợp Khmer Nam bộ.
Sau 62 năm hình thành và phát triển, tôn tạo, trùng tu, Chùa Pitu Khôsa Răngsây đã khoác lên mình chiếc áo mới, được đánh giá là một trong những ngôi chùa hoàng tráng và đẹp nhất vùng sông nước Cửu Long, trở thành điểm đến tín ngưỡng của phật tử cả nước, nhất là bà con người dân tộc Khơ Me miền Tây Nam bộ.
Bài viết này không có từ khóa nào
- Vãng cảnh chùa Vĩnh Nghiêm (18/02/2013 08:59:00)
- Độc đáo kiến trúc chùa Keo (17/02/2013 17:38:00)
- Những mái chùa quê (17/02/2013 08:40:00)
- Một số hình ảnh chùa Bổ Đà và chùa Vĩnh Nghiêm - Bắc Giang (13/02/2013 15:46:00)
- Chùa Phù Dung trên nền Chiêu Anh các (20/01/2013 23:38:00)
- Bí ẩn trong chùa cổ Võng La (04/01/2013 12:31:00)
- Chùa Ngòi ngày càng hưng thịnh (27/12/2012 19:36:00)
- Chùa Am (Vĩnh Phúc) – Điểm du lich tâm linh (27/12/2012 19:33:00)
- Đại Giác cổ tự và mối tình công chúa (24/12/2012 08:46:00)
- Chuyện tượng Phật chùa Hà Vy (23/12/2012 08:48:00)
- Video: Yên Tử non thiêng
- Bí ẩn 100 pho tượng đất tuyệt đẹp trong ngôi chùa cổ
- Đến chùa Thầy tìm sự bình yên
- Ấn tượng chùa Đục, chùa Hang trên đảo Lý Sơn
- Chùm ảnh chùa Quan Thế Âm - thanh bình mùa hạ
- 3 bản Phật ca của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên rất thanh thoát, rất hay. Cám ơn nhạc sĩ Ngô Thụy Miên và cũng xin ...
- tùy cơ ứng biến thôi chứ việc cíng sao là của bên khổng tử bày ra
- Mê tín, ngoại đạo tà giáo
- Trong đạo Phật, xưng Đại Đức là cao quý lắm đó. Bạn đã không hiểu 2 ý kiến ở trên rồi đó. Xưng Đại Đức ...
- Nhìn dáng người nhỏ nhắn, gầy yếu nhưng đó lại là một bậc Long Tượng mà Trời - Người phải kính nể.
- Tường thuận Tang lễ Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam- Đại lão Hoà thượng Thích Đức Nhuận
- Thông cáo đặc biệt Hướng dẫn Tổ chức Lễ truy niệm Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam
- Đạo Phật và Mô hình giáo dục con người toàn diện
- Hình ảnh ngày đầu tổ chức Đại Giới Đàn tại TP. Hồ Chí Minh
- Ghi nhanh và hình ảnh: CLB Thanh niên Phật tử Việt Nam tại miền Bắc bầu ban chủ nhiệm