Năm 1993, quần thể di tích Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Năm 2003, nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.

TIN TỨC - TIN DÒNG TỘC
MÙA THANH MINH 2012 CÙNG NHAU ĐI LÊN MIỀN LĂNG TẨM HOÀNG TỘC NGUYỄN PHÚC
Cập nhật: 11h01' 13/04/2012 (GMT+7)

***Bút ký Thanh minh (của Vĩnh Dũng).

 Lời mở đầu: Đây chỉ là bút ký cá nhân- tôi cùng đi với bà con chung trong đại gia đình NPT tại Huế, sau khi đi có vài ghi chép nhanh về hành trình đi lên miền núi non lăng tầm của Tổ Tiên, những dòng ký nầy chỉ là sự chia sẻ đề bà con ai  chưa đi cũng càm nhận được đôi chút gọi là…. Lời văn theo lối  kể chuyện, đôi phần có chút vụng về không được văn chương hoa mỹ, xin miễn trách. Phần sau bút ký có trích vài đoạn trong Google để biết thêm chút ít về lăng tẩm Huế. Sàu hết là các bức ảnh do anh Vĩnh Khánh chụp trong ngày Thanh minh đi thuyền.

Cái chính là sự chia sẻ chân thành của con cháu trong mùa thanh minh. Sáng ngày 1/4/2012,xứ Huế trời mưa, bà con mặc áo che dù lần lượt lên 6 chiếc thuyền đôi, có nhiều vị đã đăng ký đi nhưng sáng đó không đi được, tuy nhiên số bà con dự cũng ngót nghét hai trăm, có vị khá lớn tuổi như chú Quỳnh Thọ, chú Nguyễn Đước đều trên 84 tuổi và nhiều vị lớn tuổi khác), bà con nam có nữ có, lại thêm các cháu nhỏ…nối nhau lên thuyền. Tôi   nhìn các người già đứng đợi trong làn mưa trước bến thuyền chờ giờ  xuất phát, thật là cảm động. May thay mưa càng về sau càng nhẹ, thuyền lên đến bền La Khê thì chỉ còn mưa bay. Vậy là tốt lắm rồi!

Theo thông lệ, bà con chúng ta có thể tham dự các ngày đi dâng hương lăng tẩm LIỆT THÁNH do Hội đồng Trị sự NGUYỄN PHÚC TỘC (HUẾ) tổ chức đều đặn từ nhiều năm  nay. Lịch trình đi  khảo sát các lăng và đi Thanh Minh  năm nay như sau:

A,Chuẩn bị:  Để chuẩn bị mùa thanh minh năm nay, HĐTS đã họp từ đầu năm và lên kế hoạch. Ngày 25/2/2012 đoàn khảo sát do Hội Đồng TS.NPT cử ra gồm có 6 người (Vĩnh Dõng, Lý Huy, Vĩnh Dũng, Vĩnh Khánh, Tôn thất Phú, Tôn thất Hiếu) đi bằng xe máy, đi suốt một ngày đến 22 lăng ở các miền núi non xa cách nhau:

 Vị trí đầu tiên là đến 2 ngôi lăng gần đồi Cầu Lim (lăng Công chúa Bảo Lộc, lăng Công chúa Trang Khiết, hai lăng nầy là lăng của con Đức Gia Long, hầu như không có con cháu trông nom nên vô cùng vô cùng  hoang phế, cây cỏ quá um tùm mà vị trí lại ở gần đường trục chính đi lên các lăng).

Sau đó đi theo đường ven sông Hương lên lăng Vĩnh Hưng ở làng An ninh thượng, cách Huế gần 30 km. Rồi qua đò ngang vượt sông Tả trạch, bên kia sông là làng La khê. Qua bến đò nầy chúng ta đã đặt chân lên miền linh địa có rất nhiều khu lăng tầm Liệt Thánh Tổ Tiên Tiền Triều.

     Đoàn xe máy chúng tôi đi ngược chiều con sông để lên làng Định môn, đây là khu quần thể gồm 8 ngôi lăng mà trung tâm là LĂNG THIÊN THỌ - LĂNG ĐỨC THẾ TỔ. Tạm dừng xe ở trước sân gạch của Điện Gia Thành (điện thờ đã thành phế tích, đây là nơi thờ của Đức Bà Hiếu Khang Hoàng Hậu - mẹ ruột của Đức Thế Tổ, lăng Bà được đặt tên là Lăng Thoại Thánh), để xe ở đây rồi chúng tôi đi bộ men theo con đường mòn, vượt qua các cầu tạm, các đoạn đường lầy vì mới mùa mưa xong đất chưa ráo, len vào vạt rừng trồng bạch đàn. Lăng Trường Phong - ngôi lăng xa nhất đã hiện ra trên núi đồi cao hẳn. Có lẽ đây là nơi cao nhất và xa nhất về địa lý, chung quanh các ngọn đồi đang còn mờ sương, quả là một nơi đìu hiu xa cách nghìn trùng so với thành phố! Nhìn lại đồng hồ: bây giờ là 8 h 30’. Vậy là hai tiếng đồng hồ đã trôi qua kể từ điểm gặp nhau xuất phát (ở Đàn Nam giao: 6h30’).

Trở về lại sân gạch, lên xe đi về lại khu đồi thông trung tâm của quần thể Thiên Thọ Lăng, rồi tìm đường mòn vào các lăng Quang Hưng, và Hoàng Cô (tức Long Thành Thái Trưởng Công Chúa), sau đó đến lăng Thoại Thánh. Xin dừng lại  trang bút ký nầy giây lát, nhớ về lịch sử:

 <Trích nguyên văn một đoạn trong Sách Đại nam Thực Lục – Đệ nhất kỷ- quyển XLIV-…….“N?m Nhâm thân, Gia Long năm thứ 11 [1812] mùa xuân, tháng giêng, …Ngày Tân mão, xây lăng ở Định Môn. (ở phía tả bảo thành dựng tẩm điện, nhà chính và nhà trước đều một; ở tả hữu phối điện đều một; một nghi môn đằng trước: chu vi xây tường gạch; các núi trồng thông khắp). Sai Sơn lăng sứ là Tống Phước Lương và Lê Quang Định trông coi công việc, Trần Quang Thái làm Giám tu, thưởng cho các quân 3.000 quan tiền. Vua nhiều lần đến xem. Gặp một hôm gió tây hơi mạnh, trên lăng có chiếc nhà tranh đổ, vua lánh xuống chỗ lõm, bị thương ở chân. Quan quân không ai là không sợ hãi tái mặt. Hoàng t? th?  tư và các đại thần tranh nhau dắt đỡ. Vua yên ủi nói: “Không can gì. Quan quân được vô sự chứ? Hoàng t? th?  bảy Tấn, hoàng t? th?  tám Phổ, hoàng t? th?  chín Chẩn đều bị thương nặng.. Bầy tôi đều nói Quang Thái vâng làm sơ suất, xin trị tội đại bất kính. Vua nói: “Đó là tình cờ thôi. Quang Thái làm thế nào với gió được? Miễn tội cho”. Một lát vua cho vời những cụ già ở Định Môn hỏi thăm đời sống của dân, các cụ nói dân ít ruộng. Ra lệnh cho dân 500 quan tiền, 500 phương gạo, lại sắc cho các quân không được đi riêng xuống làng. Có ai đau ốm thì quan cho thuốc chữa….

....Vua)Sai Hoàng tử thứ tư thay làm lễ điện buổi sáng buổi chiều ở cung Trường Thọ. Hoàng Thái hậu băng, vua thương xót đau đớn không xiết, sớm chiều đều thân làm lễ điện. Tới đây vua chân đau chưa khỏi, mới sai Hoàng t? th?  tư tế thay. Hoàng t? th?  tư vâng mệnh rất cẩn thận, không dám chút trễ. Vua rất khen ngợi.

Tháng 2,..

Ngày Canh thân tế Trời Đất ở đàn Nam giao.

....Vua đi thăm sơn lăng. Hoàng t? th?  tư cùng các đại thần đều theo hầu. Đến khi đào huyệt, thấy có đất ngũ sắc, lòng vua mừng lấy làm điềm tốt. Bầy tôi đều khen mừng….” ĐNTL. ……

*Xin ghi chú: Hoàng tử thứ tư tức là Vua Minh Mạng sau nầy. Năm 1812 Đức Gia Long xây lăng cho Mẹ ruột của Ngài, chính là LĂNG THOẠI THÁNH mà chúng tôi đến sáng hôm nay. Chữ Sơn lăng trong sách là để chỉ Lăng Thoại Thánh.

 Vậy là đã 200 năm trôi qua ! Chúng con kính dâng nén hương nầy trong buổi sáng hôm nay để nhớ về Bà Tổ Mẫu của họ Nguyễn Phúc. Đọc sách xưa để biêt một vài chuyện trong khi xây lăng và khi đào huyệt như trên.

Trở về hiện tại: Hành trình tiếp theo, chúng tôi tìm đến lăng Vĩnh Mậu.

<Tôi nhớ lại năm 1987, hồi đó tôi còn khá trẻ, đi cùng đoàn đi xe đạp đi lên chạp các Tôn Lăng do thầy Tôn thất Hanh hướng dẫn, đó cũng là năm đầu tiên chúng tôi biết đến LĂNG TẨM TIỀN TRIỀU CÁC CHÚA NGUYỄN, chứ chúng tôi – tiếng là con cháu chút chít hậu duệ Dòng Họ nhưng chỉ biết các Lăng Của Các Vị Vua vì được giới thiệu qua sách du lịch, còn các Lăng Chúa thì “xa cách nghìn trùng” Khi đến lăng Vĩnh Mậu, phát dọn cây cối vô cùng um tùm và có một tổ ong nghệ lớn bay túa ra, mọi người chạy ra xa cả rồi làm mối lửa đốt tổ ong, sau đó mới phát dọn được, đó là một kỷ niệm khó quên khi đến ngôi lăng nầy>

·        Rời làng Định Môn, chúng tôi đi tiếp về làng Kim Ngọc: vào hai lăng Trường Mậu và Trường Thanh. 

·        Rồi lại đi tiếp về làng La khê, đây là nơi có 3 lăng ở gần nhau: LĂNG TRƯỜNG CƠ, lăng Trường Thiệu lăng Hải Đông Quận Vương. Lăng Trường Cơ thì nền lăng và tường thành đang còn tốt lắm, có khóa cổng sắt chúng tôi chờ người đi lấy chìa khóa mở cổng, bên trong cỏ cây cũng ít, ai đó còn trồng mấy vồng cây bông thọ, cũng tốt thôi mà! Đến ngày Thanh minh chính thức chúng tôi sẽ cùng bà con lên lại lăng nầy.

Ảnh tượng Đức Thái Tổ lấy từ mạng điện tử.

 

Trở ra lại đường nhựa, đi vào con đường nhỏ và dừng xe bên đồi bạch đàn, đi bộ tìm lối lên lăng Trường Thái. Đường đất trũng lầy nhiều chỗ nên cũng khó đi như hối sáng lên lăng Trường Phong. Chúng tôi vào đến lăng lúc 11 h 40’. Hơi mõi rồi đây nhưng anh Phú đề nghị ráng thêm chút nữa đi qua thêm  1 lăng bên kia sông rồi nghỉ trưa luôn thể cho tiện đường Bây giờ thì anh Phú chỉ chúng tôi đi theo một con đường mới mà xưa nay chưa đi bao giờ, tìm đến bến đò Thạch hàn băng ngang qua nhánh sông Hữu trạch, xuống đò lúc 12h10’, vượt sông, lên dốc thì gặp đường quốc lộ 49B. Thấy được đường tốt thì cũng hơi khỏe ra một chút. Đi tiếp hơn 1 km là đến ngả tư:  nhìn về phía hướng ra  bờ sông sẽ có một đường nhựa lớn có bảng chỉ dần đường vào Hiếu Lăngtức lăng Đức Minh Mạng) phía ngược lại tức là rẽ phía núi sẽ có một đường nhỏ chúng tôi rẽ vào đây lên dốc một đoạn là thấy lăng Trường Diên ở trên đồi cao.Bây giờ là 12 h 20’.

Rời lăng, chúng tôi về phía cầu Tuần và nghỉ ăn trưa ở một quán cơm bụi ven đường, nói chữ bụi là có thiệt đó nghe, vì ven đường nầy làm chi có quán tử tế hơn, xe cộ qua về chở đất, gió thổi một cái là bụi bay lên nhưng đói bụng thì cũng ăn rất ngon, cọng thêm tâm lý vui là đã hoàn thành được một nửa phân lớn của hành trình lữ hành khảo sát lăng tầm.

Đến đây tôi chợt nhớ đã đọc một đoạn ký sự của một nhóm xe đạp không rõ là những ai, họ đã rủ nhau đạp xe đạp từ phố thị đạp lên tận phía cầu Treo gần Bình Điềncách Huế chừng 30 km), rồi hỏi dò đường quanh co đồi núi gập ghếnh và đạp xe về đến Lăng Vua Gia Long, nếu vị nào tò mò thì xin gõ vào : “Hành trình khám phá Huế bằng xe đạp” sẽ biết Thực ra có thời gian mà đi kiểu dọc đường gió bụi như rứa để lên miền Lăng Tẩm Huế, quả là một thú vị. Xin trích một đoạn của ký sự đó- tác giả là Minh Hạnh: …”Theo lời chỉ dẫn, hết rẽ trái rồi quẹo phải, rồi leo đèo, đi qua những con đường làng nhỏ ngoằn ngoèo sâu hút dưới những tán lá cây râm mát, chúng tôi mới đến được Thiên Thọ lăng - lăng vua Gia Long. Ôi trời, đến rồi. Mừng rỡ như bắt được quà khi nhìn thấy dòng chữ có mũi tên chỉ lăng vua Gia Long.Trời đã trưa nhưng hình như không ai còn cảm giác mệt, đói giữa khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, nơi được xem là một bức tranh tuyệt tác của thiên nhiên và kiến trúc, được bao bọc bởi 42 ngọn núi, đồi lớn nhỏ, trong đó Đại Thiên Thọ - đỉnh cao nhất - được chọn làm tiền án. Mọi người lại hồ hởi cho một chuyến khám phá mới...”

  Quý vị thấy chưa, họ là người “ngoài dòng họ” mà đi lăng tẩm như rứa thì  mình là con cháu đi nhiều cũng thấy khỏe thôi mà!

Thực ra hôm nay trời cũng dịu mát nên chóng khỏe lại thôi.Nói như người Huế mình hay nói là “nhờ có Ôn Mệ phù hộ”. Nghỉ ngơi xong. chúng tôi băng qua đầu cầu Tuần để về làng Hải cát,  lúc 14h25’ là đến lăng Vĩnh Cơ sau khi dừng xe đi bộ băng qua đồi sim và tràm hoa vàng… Đây là lăng Đức Bà Tổ Mẫu cao nhất của chúng ta ở Huế, buồn thay chúng tôi có những người đã đi nhiều lần mà lên đây lần nào cũng phải đứng lại nhìn ngắm định hướng một hồi mới tìm ra lối mòn vào lăng. Nhờ hôm nay có anh Tôn Thất Phú (nhà ở trong làng này) mới dẫn đường vào lăng nhanh chóng. Một nỗi buồn thứ hai là khi vào lăng thấy tường thành bị hư sập khá nhiều chỗ, chuyến này về chúng tôi phải đề nghị HĐTS nên khẩn cấp tu bổ các đoạn tường thành này nếu không thì mùa mưa sắp tới sẽ sị hư hỏng nhiều hơn.

Rời lăng Vĩnh Cơ, chúng tôi tìm đến hai lăng Trường Diễn và Trường Hưng cũng trong làng này. Lăng Trường Hưng khá gần đường tránh quốc lộ nên vọng lại tiếng xe ồn ào. Chúng tôi rời lăng lúc 15h25’ và lên đường tránh quốc lộ để tìm về lăng Vĩnh Phong vào lúc 15h45’. Sau đó đi tiếp vào làng Chầm (Trúc Lâm) để vào lăng Vĩnh Thanh. Trời bây giờ đã khá chiều, chúng tôi lại tiếp tục hành trình đi về phía sông Hương vào làng Xước Dũ để đến vị trí cuối cùng: hai ngôi lăng nằm cạnh nhau: lăng Tuyên Vương và lăng Mục Vương.

 Sau cuộc khảo sát nầy, anh Phú  sẽ nhận nhiệm vụ tổ chức nhân công cụ thể để phát cỏ, đốn gốc cây, dọn mặt bằng các lăng tương đối quang đãng sạch sẽ để chuẩn bị Thanh minh. Tôi dùng chữ tương đối vì tình trạng đa số các lăng quá um tùm sau mỗi mùa mưa dầm xứ Huế, trong  một lần chưa thể làm sạch cây cỏ hết được. Anh Phú cho biết anh sẽ làm vài đợt nữa và có quy trình dùng thuốc diệt cỏ để năm sau nhẹ việc hơn.Vậy là tốt. Lăng mộ Tổ tiên sẽ được chạp làm cỏ, phát dọn để chờ ngày Thanh minh chính thức

B, Ngày Đại Thanh minh: Hôm nay- chủ nhật 1/4/2012HĐTS NPT,chính thức tổ chức cho bà con đi bằng thuyền- lịch trình đi sẽ dừng ở 3 địa điểm:1) Thanh minh dâng hương Lăng Trường Cơ ở làng La khê,  (2)sau đó lên các lăng ở làng Đình Môn gồm Lăng Đức Gia Long Lăng Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu và Lăng Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu. (3)Buổi chiều về Lăng Đức Minh Mạng.

Đoàn thuyền đi ngược dòng Hương giang như sự hồi quy trở về nguồn cội, đi lên miền linh địa phía tây nam thành Huế. Chuyên đi nầy như chuyến Hành hương vừa thiêng liêng  cũng vừa kết hợp du lãm thắng tích hai bên bờ sông Đoàn thuyền nối đuôi nhau thành hàng dài đi qua bên dưới cầu Trường Tiền cầu Bạch Hổ phong cảnh hai bên sông tuần tự mở ra trước mắt như bức tranh thiên nhiên nên thơ mà không kém phần hùng vĩ, ngang qua chùa Thiên Mụ với cây xanh tháp cổ hình ảnh biểu tượng đất thần kinh đang hiện ra trong không gian màu lam của sương khói, của làn mưa mỏng ban mai Vượt qua ngã ba Tuần, đoàn thuyền cập bến vào Lăng Trường Cơ của Đức Thái Tổ Gia Dũ Hoàng Đế tức là Chúa Tiên, huý danh Ngài là Nguyễn Hoàng )xin nhớ lại chút  năm tháng đặc biệt:

*Từ năm1558 Đức Thái Tổ vào Thuận Hóa…… *440 năm sau-năm 1998, HĐTSNPT kêu gọi trùng tu LĂNG TRƯỜNG CƠ.  *Năm 2004, dựng bia nhỏ giới thiệu trước cổng lăng.Lăng Trường Cơ đã được HĐTSNPT hồi đó tổ chức trùng tu một đợt năm 1999 khởi động công việc từ tháng 9/1998 và tiến hành tôn tạo lăng  từ ngày 31/3 đến 16/5/1999 ….Đến  nay nền lăng còn khá tốt, hiện đã có cổng sắt và bát hương đá  cũng vừa mới đặt gần đây như bà con đã biết qua thông tin năm nay).

Bà con hôm nay từ các thuyền lần lượt nối nhau từng hàng đi từ bến sông theo các đường nhỏ trong làng xóm ra gặp lại nhau ở đường nhựa và tuần tự băng qua một vạt đất rộng trước trường học tiến về lăng Tổ. Tôi tách ra một bên để được  nhìn toàn cảnh từng hàng bà con già có trẻ cónam có nữ có, che dù mang áo mưa đi vào cổng lăng. Cũng may chừ trời đã tạnh chỉ còn chút mưa bay bay nên cũng dễ chịu, khỏe khoắn. Tất cả bà con  khoảng hơn 200 người đứng vòng quanh khu tẩm mộ bên trong thành nội của ngôi lăng, trên tay mỗi người cầm một cây hương chờ thứ tự đến lượt mình vào dâng lễ bái trước thạch án Nhìn quang cảnh đó chúng tôi thấy rất xúc động, các máy ảnh, máy quay của nhiều bà con chụp ảnh trong thời khắc xúc động nầy.

         Lăng Trường Cơ-Đây là ngôi lăng Tổ cao nhất của triều Nguyễn tại Huế Ngài được thờ tại án chính Thái Miếu trong Đại Nội sau nầy do Thái Miếu bị hư hỏng nặng và qua thời gian dâu bể - bể dâu, trầm hưng hoang phế long vị của Ngài và của các Chúa Nguyễn được cung thỉnh qua thờ chung tại Triệu Miếu vào ngày Chánh kỵ Đức Triệu Tổ 20 tháng 5 năm Kỷ Tỵ (1989). Từ đó đến nay  hơn 20 năm trôi qua việc hiếu sự Kỵ giỗThanh minh của  Nguyễn Phúc Tộc  đã lần hồi  được tổ chức hàng năm Đối với lăng Trường Cơ, không chỉ con cháu trong Hoàng tộc NP chúng ta mà rất nhiều vị nhân sĩ trí thức Huế, một số nhà báo đã đến dâng hương và nhiều người viết bài về CHÚA TIÊN, tình cảm của họ cũng rất quý ngôi lăng nầy.

. <Xin mạn phép trích ra đây một đoạn văn trong các bài báo đó tác giả là thầy giáo Lê Quang Thái:“… Hôm nay, trước ngày giỗ thứ 395 của Thái Tổ Gia Dụ Hoàng Đế, một trong những vị đại khai canh, đại khai khẩn của xứ Đàng Trong thuộc nước Đại Việt ngày xưa, chúng tôi là những con dân đời sau, những học trò của trường Trung học Nguyễn Hoàng, trường được vinh dự mang tên và hồn thiêng của một Danh nhân lịch sử phi thường kể từ năm học 1954 - 1955  …thành kính đốt nén hương lòng, dâng bó hoa sen quỳ lạy 9 lạy trước lăng Trường Cơ với cảnh trí thiên nhiên hùng vĩ, thoáng đạt….Trước khi rời lăng Trường Cơ, chúng tôi kính cẩn lạy 3 lạy, rồi thầm đọc bài thơ chữ Hán trên đây trước anh linh của Thái Tổ Gia Dụ Hoàng Đế … La Khê, ngày 30-6-2008 “  ----LQT >

  Sáng hôm nay, hơn 200 người thuộc con cháu hậu duệ 15 hệ các Chúa Nguyễn và các Vua Triều Nguyễn đã đứng trước lăng Ngài  để dâng nén hương lên  Tổ Tiên Liệt Thánh

Một tấm lòng thành kính,

Một làn khói hương bay

Lên trời xanh mây trắng,

 Lên Đức Tổ cao dày !   

Công ơn mở cõi của Tiền nhân từ các thể kỷ trước mà công nghiệp khai sáng mở nền thuộc về Đức Thái Tổ,nhìn những làn hương khói sáng hôm nay, chúng con kính dâng lên Ngài, làn hương khói bay lên hòa vào không gian núi đồi thiêng liêng của miền linh địa! Kính ghi!

    <2>  Vị trí tiếp theo, đoàn thuyền ngược dòng sông Hương lên phía Tả Trạch đến làng Định Môn. Lăng Thiên Thọ của Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế  (tức là Vua Gia Long).

Đúng ra, đây là quần thể gồm các lăng: Thiên Thọ lăng của Vua Gia Long và Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu (song táng), lăng Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu (gọi là Thiên Thọ hữu lăng, của Bà mẹ sinh ra Vua Minh Mạng), lăng Quang Hưng, lăng Vĩnh Mậu, lăng Trường Phong, lăng Thoại Thánh (là mẹ sinh ra Vua Gia Long), lăng Hoàng Cô, tổng cọng có 8 lăng.

   Đoàn thuyền cập bến Đình Môn, bà con nối nhau thành hàng dài đi bộ trên 2 km qua các đồi thông để vào dâng hương ở điện Minh Thành  (điện được trùng tu từ nhiều năm trước, năm kia cũng đã làm lại cổng chính và trùng tu nhà bia). Rời điện thờ, bà con lần lượt qua Thiên Thọ Lăng, qua Nhà bia.

Chúng tôi gồm một số người (Vĩnh Dõng, Vĩnh Khánh, Vĩnh Dũng, Huyền tôn nữ Thu, N. Ích Tiết, Bảo Thiều, Bảo Niệm, Tôn thất Hậu..) rủ nhau trở lại đường cũ đi qua Hồ Dài để sang Thiên Thọ hữu lăng làm lễ dâng hương. Đây là lăng của Đức Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu, mẹ ruột của Đức Minh mạng. Hồ Dài và hồ vuông - mấy năm trước trồng nhiều sen, có năm đến mùa nầy đã bắt đầu nở rất đẹp. Bây giờ thì không còn sen nữa, thật là tiếc. Không gian các lăng ở đây phủ đầy thông nên rất tinh khiết, dù chưa có sen vẫn rất đẹp, nhìn qua bên kia hồ mấy cây thông rất đẹp, xa xa núi non trùng điệp.

 Chúng tôi dừng lại ngắm cảnh, chụp ảnh rồi trở về lại điện Minh Thành, bà con đều đã tìm chỗ nghỉ chân và bày dọn ra các thứ mang theo để dùng bửa trưa,  đến đây xem như là một buổi picnic đông vui, nhà mô ngồi theo chỗ nấy và cũng có đi qua đi về giao lưu chung với bà con.

   Hôm nay thời tiết se se lạnh và chút mưa bay nên không ai ra ngồi ngoài bãi cỏ bên hồ.Tối nhớ mấy năm trước, bà con ngồi ở các bãi cỏ gần hồ để nghỉ trưa thì thú vị hơn nhiều. Có khi tôi chọn  được chỗ thư giãn riêng nằm ngã lưng nghỉ ngơi trên sân đá mát dịu nhìn lên trời xanh thả lòng mình theo từng chùm mây trắng bay qua trên không  gian thoáng rộng của khu lăng. Bao quanh quần thể lăng là cả một rừng thông núi đồi tứ phía,thực là một đại công viên để chúng ta thư giãn sau khi làm bổn phận tâm linh hiếu sự.Nơi đâysố lượng kiến trúc nhân tạo còn lại rất ít trả lại thế giới tự nhiên cho trời cho đất cho núi cho hồ Vài chục phút ngả lưng trên đá hay trên bãi cỏ hưởng thú thiên nhiên thật tuyệt làm sao !

     Tôi ngồi trên bậc cấp, suy ngẫm về hành trình một buổi sáng-đi theo đoàn thuyền ngược dòng Hương giang tha hồ ngắm cảnh sông núi mênh mang cây cối xanh tươi và xóm làng hai bên bờ sông nhìn các thắng cảnh di tích dọc hai bên bờ như Thiên Mụ, Văn Thánh, Hòn Chén…từ dưới thuyền nhìn lên  cũng rất hay, cho dù trời nắng cũng đẹp mà trời mưa bay như hôm nay – quang cảnh chìm trong màn sương lam huyền-cũng đẹp chứ sao! Suy ngẫm về thời gian, từ 1802 đến chừ, hơn hai thế kỷ đi qua,  lẽ Vô Thường của Cuộc Đời là vậy!

<3> Lăng Minh Mạng

           Buổi chiều đoàn thuyền lại xuôi theo dòng sông trở về. Gần đến ngã ba Tuần mặt nước mở ra một miền sông rộng thoáng. Mây xám mênh mang, chiếc cầu xi măng bắc qua sông hiện ra giữa không gian. Đoàn thuyền tìm chỗ đậu giữa khu vực bến vào lăng, đang có nhiều thuyền du lịch Bà con lên bờ đi bộ để vào dâng hương ở Hiếu Lăng của Đức Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế. Chúng tôi đi vòng quanh bên phải đi theo mép hồ qua Bái đình Bi đình vào Sùng Ân điện Ở đây, bà con chờ nhau tương đối đông đủ rồi cùng làm lễ  trước Long vị Đức Minh Mạng và Ngài Tá Thiên Nhân Hoàng Hậu. Sau đó đến Minh Lâu qua cầu để sang khu vực Bảo Thành Chung quanh bữu thành có một đường gạch rất hẹp, mấy năm trời nắng tôi đến đay và rủ thêm vài người cùng đi vòng quanh đường gạch nầy, năm nay mưa nên không thể đi được vì gạch trơn mà đường quá nhỏ (chỉ rộng 40 cm), Thôi đành quỳ lạy trước của bữu thành, nhìn qua ổ khóa cửa thấy bên trong là rừng cây rậm rạp.

Cuối cùng, chúng tôi lần lượt trở ra lại bến thuyền để về thành phố hoàn thành công việc hiếu sự hôm nay Kính ghi! V.D.

 

XIN COPY MỘT SỐ THÔNG TIN TRÊN MẠNG ĐỂ BIẾT THÊM MỘT CHÚT VỀ LĂNG TẨM

----------------------------------------------------------------------------------

LĂNG GIA LONG

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm

 Lăng Gia Long là một bức tranh tuyệt tác về sự phối trí giữa thiên nhiên và kiến trúc. Vị vua đầu tiên của nhà Nguyễn yên nghỉ trong một không gian tĩnh lặng và đầy chất thơ.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------

Với chu vi lên đến 11.234,40 m; Thiên Thọ Lăng gồm những lăng sau:

·         Lăng Quang Hưng của bà Thái Tông Hiếu Triết Hoàng hậu, vợ thứ hai của Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần (1620-1687).

·         Lăng Vĩnh Mậu của bà Anh Tông Hiếu Nghĩa Hoàng hậu, vợ Chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Trăn (1650-1725).

·         Lăng Trường Phong của Túc Tông Hiếu Ninh Hoàng đế Nguyễn Phúc Chú (1697-1738).

·         Lăng Thoại Thánh của bà Hưng Tổ Hiếu Khương Hoàng hậu (1738-1811), là thân mẫu của vua Gia Long.

·         Lăng Hoàng Cô của Thái Trưởng Công chúa Long Thành, chị ruột vua Gia Long.

·         Lăng Thiên Thọ

        * Lăng Thiên Thọ Hữu của bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu, vợ thứ hai của vua Gia Long, mẹ vua Minh Mạng.

<<....theo gợi ý của L. Cadière  viết từ hơn 60 năm trước đây, du khách nên viếng lăng Gia Long vào buổi chiều. Đó là thời khắc có thể ngắm cảnh hoàng hôn đang đến từ phía bên kia các hồ nước. Sự phối hợp giữa hồ nước cùng cảnh vật xung quanh, rừng thông sẽ tạo cho người tham quan một cảm giác khó tả. Chính lúc ấy, du khách mới cảm nhận hết vẻ đẹp hùng tráng và kỳ vĩ của khu lăng này. Phong cảnh xinh tươi hòa với nét uy nghi của đồi núi xa xa. ….Lăng Gia Long là một bức tranh trác tuyệt về sự phối trí giữa thiên nhiên và kiến trúc, trong đó, thiên nhiên là yếu tố chính tạo nên nét hùng vĩ của cảnh quan. Đến thăm lăng, du khách được thả mình trong một không gian tĩnh lặng nhưng đầy chất thơ …>>

.=========================================================================

 LĂNG MINH MẠNG

Lăng (tòa Minh Lâu) nhìn từ phía sau (từ phía Trung Đạo Kiều)

===============================================

 

Trước cổng Điện Sùng Ân của Hiếu Lăng

<<…. Trên mặt cắt kiến trúc dọc theo đường thần đạo, các công trình cao thấp theo một nhịp điệu vần luật nhất quán, âm dương xen kẽ, tạo nên nét đẹp riêng cho công trình kiến trúc lăng tẩm này. Bố cục kiến trúc đăng đối của các hạng mục chính trong lăng đem lại cho lăng một vẻ uy nghiêm cần có của công trình lăng mộ. Tuy vậy, ở ngoài rìa, men theo con đường dạo quanh co vòng quanh hai hồ nước và viền xung quanh lăng, xen lẫn với cây cối có các công trình kiến trúc nhỏ dùng để nghỉ chân ngắm cảnh như: đình Điếu Ngư, gác Nghênh Phong, hiên Tuần Lộc, sở Quan Lan, Tạ Hư Hoài.. làm cho toàn bộ quần thể lăng uy nghiêm nhưng vẫn hài hòa với thiên nhiên và duyên dáng tráng lệ.Trong khoảng diện tích được giới hạn bởi vòng La thành dài 1.750 m là một quần thể kiến trúc gồm cung điện, lâu đài, đình tạ được bố trí đăng đối trên một trục dọc theo đường Thần đạo dài 700 m, bắt đầu từ Đại Hồng Môn đến chân La thành sau mộ vua. Hình thể lăng tựa dáng một người nằm nghỉ trong tư thế thoải mái, đầu gối lên núi Kim Phụng, chân duỗi ra ngã ba sông ở trước mặt, hai nửa hồ Trừng Minh như đôi cánh tay buông xuôi tự nhiên.

<<…. Bửu Thành hình tròn. Hình tròn này nằm giữa những vòng tròn đồng tâm biểu trưng, được tạo nên từ hồ Tân Nguyệt, La Thành, núi non và đường chân trời như muốn thể hiện khát vọng ôm choàng trái đất …..

Bên cạnh hàng loạt các công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cao còn có gần 600 ô chữ chạm khắc các bài thơ trên Bi Đình, Hiển Đức Môn, điện Sùng Ân và Minh Lâu cũng là những tuyệt tác vô giá. Đó là một “bảo tàng thơ” chọn lọc của nền thi ca Việt Nam đầu thế kỷ 19.>>

===============================================================

 @THANH MINH 2012. CHÙM ẢNH DO Ô. VĨNH KHÁNH CHỤP NGÀY 1/4/2012.

 
 
 
 
 
 

 Thuyền chở Bà con đi Thanh Minh đang đậu tại bến La Khê. Bà con NPT rời lăng Trường Cơ xuống thuyền để tiếp tục lên dâng hương tại lăng Thiên Thọ - lăng của đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế - vua Gia Long trong ngày lễ Thanh Minh dâng hương tôn lăng của NPT ngày 1-4-2012.Ảnh: Vĩnh Khánh

 
 
 
 
 

Bà con đang dâng hương tại lăng Thiên Thọ hữu - lăng

 

Bà con NPT đang vào Hiếu Lăng (lăng của Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế - vua Minh Mạng) trong ngày lễ Thanh Minh dâng hương tôn lăng của NPT ngày 1-4-2012.Ảnh: Vĩnh Khánh.

=======================

Bảo Kỳ (đưa tin)


: : TIN ĐÃ ĐƯA : :


 
Cáo Phó của Gia đình ông Vĩnh Hội (Phú Lương Công phòng)
Lời cảm ơn đến trang nhà http://www.vietnammonpaysnatal.fr/
VĨNH BIỆT MỘT GIỌNG CA TÔN NỮ
Cáo phó: Mệ Tôn Thất Hy
Cần thêm 10.000 euro để đưa “báu vật hoàng cung” về nước
Thư của ông Chủ tịch HĐTS NPT phúc đáp công văn của huyện Hà Trung
Công văn của Chủ tịch UBND Huyện Hà Trung
Hình ảnh 13 vị Vua Nhà Nguyễn phản cảm đã được gỡ bỏ.
Một bức thư xúc phạm đến dòng họ Nguyễn Phúc của ông Nguyễn Hữu Thoại
Văn bản trả lời Kiến nghị của HĐTS NPT của UBND xã Hà Long
Luật Di sản
Email gửi đến Ban quản trị mạng http://nghethuatphatgiao.com phản đối đăng hình Vua Nhà Nguyễn.
Thư Mời lễ húy kỵ Triệu Tổ và Thái Tổ năm 2014.
THÔNG BÁO: VỀ VIỆC TỔ CHỨC LỄ DÂNG HƯƠNG TÔN LĂNG THANH MINH NĂM GIÁP NGỌ – 2014
Hướng dẫn Báo cáo sai phạm Nhóm trong Facebook. (Làm phiền, nói xấu ...)
Vé máy bay giá rẻ.
Cáo phó: Hoàng tử Vĩnh Giêu
Hậu duệ Vua Minh Mạng phản đối hình ảnh vua trên gói trà
Giới thiệu sách: Về sách Chúa Tìên Nguyễn Hoàng đã có tại Việt Nam
Ủng hộ website năm 2013
Giới thiệu sách: Về sách Chúa Tìên Nguyễn Hoàng
Thư kêu gọi về việc Khởi công trùng tu Nguyên Miếu tại Gia Miêu Ngoại Trang
Mẫu kê khai gia phả trực tuyến
THƯ NGỎ: CỦA HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ NGUYỄN PHƯỚC TỘC (HUẾ) V/v Bộ sách Gia phả.
THÔNG BÁO KHẨN: MẠO DANH HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ NGUYỄN PHƯỚC TỘC TẠI HUẾ
Hướng dẫn cách Gửi tin bài lên website Nguyễn Phước Tộc Việt Nam (www.nguyenphuoctoc.info)
Diễn đàn Nguyễn Phước Tộc Việt Nam
QUẢNG CÁO