Năm 1993, quần thể di tích Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Năm 2003, nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.

TIN TỨC - TIN THỜI SỰ
Khu Di Tích Lăng Miếu Triệu Tường
Cập nhật: 15h27' 31/08/2011 (GMT+7)

Khu di tích lăng miếu Triệu Tường

http://ngoctanns.vnweblogs.com/post/4314/317050

-   Năm 1545, khi Nguyễn Kim mất được đưa đến án tang tại núi Thiên Tôn. Năm 1803 vua Gia Long cho xây gần đó một miếu 3 gian 2 chái thờ Nguyễn Kim và để thờ vọng Nguyễn Hoàng (1558 – 1613). Miếu được đặt tên là Nguyên miếu (sau còn gọi là miếu Triệu Tường). Cạnh đó còn có miếu thờ Trừng Quốc Công thân phụ Nguyễn Kim.
 Năm 1808, Gia Long đặt tên cho khu mộ Nguyễn Kim là lăng Trường Nguyên (lăng này không có dấu vết rõ ràng nên chỉ xây nên một nền vuông để bái yết và cúng tế).

-   Năm 1822, vua Minh Mạng cho cho dựng ở lăng Trường Nguyên một tấm bia khắc ghi bài minh và ngự chế như sau:
    “Đất lớn chúa thiêng sinh ra Triệu tổ,
      Vun đắp cương thường nêu rạng thánh võ.
      Nghĩa động quỷ thần công truyền vũ trụ,
      Cõi trần rời bỏ lăng ở bái trang.
      Non nước bao bọc sấm mắt tùng xanh,
      Khí thiêng nhóm họp đời đời xưng vinh.
      Mệnh trời đã giúp con cháu tinh anh,
      Võ công dựng nước bèn tìm gốc nguồn.
     Tuy tôn dựng miếu lăng gọi Trường Nguyên,
     Tân tuy bắc tuần đến đây dựng lại.
     Trông ngắm non sông nhớ đến gốc cõi,
      Khắc chữ vào bia lưu ức vạn tài.
-   Khu di tích lăng miếu Triệu Tường được xây dựng trên một cánh đồng bằng phẳng dưới chân núi Triệu Tường thuộc làng Gia Miêu – xã Hà Long, nằm cạnh đường 7 đi về miền tây đến huyện Thạch Thành.
 Toàn bộ kiến trúc của khu vực Lăng miếu Triệu Tường ngày nay, chúng ta biết được chỉ còn dựa vào tài liệu của các nguồn sử cũ.
-   Sách “Niên giám Đông Dương” năm 1901 viết : “ Làng Quý Hương, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung có tiếng là cái nôi của triều đại đương thời. Các miếu tháp thờ cúng các vị tiên vương được xây dựng ở đây, có tường gạch bao quanh, tường được giữ phòng bằng lũy, làm đúng như một tòa thành nhỏ, đó là Tôn Thanh hay còn gọi là Triệu Tường”.
-   Sách “Đại nam nhất thống chí” chép: “Lăng Trường Nguyên của Triệu Tổ Tĩnh Hoàng Đế bản triều. Ở núi Triệu Tường huyện Tống Sơn. Tĩnh Hoàng Hậu cũng hợp táng ở đây. Năm Gia Long thứ 5 dâng tên là Trường Nguyên; năm Minh Mệnh thứ 3 ngự chế bài minh và năm Thiệu Trị thứ nhất ngự chế bài thơ, điều khắc vào bia, dựng đình ở phía tả lăng”.
-   Về quy mô cấu trúc . Toàn bộ chu vi thành Triệu Tường là 182 trượng, bao quanh thành có hào nước, có cầu gạch bắc qua, lại có hai lớp lũy bao bọc (lũy ngoài xây dựng vào năm Minh Mệnh thứ 16 – năm 1835) có bốn cửa trổ theo bốn phương, ở cửa nam có một vọng lâu, lũy trong được xây dựng năm 1834, có 3 cửa đông – tây – nam . Cửa nam là một cổng Tam Quan và phía sau có hồ bán nguyệt. Phạm vi lăng trong được chia làm 3 khu vực. Khu vực chính là Nguyên miếu (miếu thờ Nguyễn Kim và Nguyễn Hoàng); khu vực bên đông là Trừng Quốc Công (miếu thờ cha Nguyễn Kim); khu vực bên tây là trại lính và nhà ở của các gia nhân coi lăng (đây là khu vực phụ) có hai viên quan thuộc dòng tôn thất được cử ra coi lăng gọi là Chánh sứ và Phó sứ có thêm hai thuộc quan nữa giúp việc: một diện sứ và một miếu thừa.
-   Khu vực Nguyên miếu nằm trong thành Triệu Tường là khu trung tâm “được xây dựng năm Gia Long thứ 2 (1804). Miếu chính và miếu trước đều 3 gian, 2 chái. Gian chính giữa thờ Triệu Tổ Tĩnh Hoàng Đế, gian bên tả thờ Thái Tổ - Gia Dụ Hoàng Đế (Nguyễn Hoàng), đều hướng về Nam, hàng năm gặp tiết ngũ hương và các tiết khác đều tế theo lệ các miếu ở kinh, quan tỉnh khâm mạng làm lễ.”
-   Trang trí và sắp đặt trong Nguyên miếu được mô tả trong sách “Thanh Hóa đẹp như tranh” của H.Le Bretsin như sau: “Trước các bài vị có kê hai cái sập chạm rồng. Bên trái và bên phải là hai rương quần áo thờ. Mỗi lần vua Nguyễn về Nguyên miếu đều cúng tế theo đúng mọi nghi lễ quy định. Người ta trải lên bức sập trong cùng một chiếc chiếu hoa. Trên chiếu hoa lain trải chiếu son để bầy các món ăn. Rồi tiếp đến là hai bàn thờ. Trên bàn thờ phía trong những ngày cúng kị bằng các mâm quả, các cây đèn thiếp, trên bàn thờ phía ngoài bầy ngũ sự bằng thiếp, những lọ hoa, hai con hạc gỗ, sơn son thiếp vàng, hai khay vàng giấy để sau khi lễ xong thì đem đốt. Khoảng giữa hai bàn thờ là những cái bàn để dâng bò, dê, lợn cúng tế. Khi nhà Vua đến cúng bái thi trải một cái chiếu trước bàn thờ ngài.”
(ST)

 

NGUỒN: NHỊP CẦU XỨ THANH.COM

http://www.panoramio.com/photo/18742487

Không ảnh khu Lăng miếu Triệu Tường, trước 1945

http://www.panoramio.com/photo/18742518



: : TIN ĐÃ ĐƯA : :


 
Thông báo khẩn về tình trạng Lăng Trường Diên sụp đổ
Lời cảm ơn đến trang nhà http://www.vietnammonpaysnatal.fr/
Cần thêm 10.000 euro để đưa “báu vật hoàng cung” về nước
Thư của ông Chủ tịch HĐTS NPT phúc đáp công văn của huyện Hà Trung
Công văn của Chủ tịch UBND Huyện Hà Trung
Hình ảnh 13 vị Vua Nhà Nguyễn phản cảm đã được gỡ bỏ.
Một bức thư xúc phạm đến dòng họ Nguyễn Phúc của ông Nguyễn Hữu Thoại
Văn bản trả lời Kiến nghị của HĐTS NPT của UBND xã Hà Long
Luật Di sản
Email gửi đến Ban quản trị mạng http://nghethuatphatgiao.com phản đối đăng hình Vua Nhà Nguyễn.
Thư Mời lễ húy kỵ Triệu Tổ và Thái Tổ năm 2014.
THÔNG BÁO: VỀ VIỆC TỔ CHỨC LỄ DÂNG HƯƠNG TÔN LĂNG THANH MINH NĂM GIÁP NGỌ – 2014
Hướng dẫn Báo cáo sai phạm Nhóm trong Facebook. (Làm phiền, nói xấu ...)
Vé máy bay giá rẻ.
Hậu duệ Vua Minh Mạng phản đối hình ảnh vua trên gói trà
Giới thiệu sách: Về sách Chúa Tìên Nguyễn Hoàng đã có tại Việt Nam
Ủng hộ website năm 2013
Giới thiệu sách: Về sách Chúa Tìên Nguyễn Hoàng
Thư kêu gọi về việc Khởi công trùng tu Nguyên Miếu tại Gia Miêu Ngoại Trang
Mẫu kê khai gia phả trực tuyến
THƯ NGỎ: CỦA HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ NGUYỄN PHƯỚC TỘC (HUẾ) V/v Bộ sách Gia phả.
THÔNG BÁO KHẨN: MẠO DANH HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ NGUYỄN PHƯỚC TỘC TẠI HUẾ
Hướng dẫn cách Gửi tin bài lên website Nguyễn Phước Tộc Việt Nam (www.nguyenphuoctoc.info)
Diễn đàn Nguyễn Phước Tộc Việt Nam
QUẢNG CÁO