Landmarks

Khiêm thọ lăng

Lăng mộ Hoàng hậu Lệ Thiên Anh, vợ vua Tự Đức

Tổng quan

Hoàng hậu Lệ Thiên Anh tên thật là Vũ Thị Duyên sinh vào tháng 5, năm Mậu Tý, Minh Mạng thứ 9 (1828) tại làng Hòa Luật, tổng Thủy Liên, nay là xã Cam Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Cha là Ngự tiền đại thần Thái tử thái bảo Đông các đại học sĩ Vũ Xuân Cẩn. Mẹ là Trần thị, tên thụy là Trinh Từ được phong Lệ quốc nhất phẩm phu nhân.

Năm Thiệu Trị thứ 3 (1843) bà được tuyển vào cung hầu Hồng Nhậm (vua Tự Đức sau này) ở tiềm đế (nhà riêng). Hồng Nhậm là hoàng tử thứ hai của vua Thiệu Trị với bà Từ Dũ (Nghi Thiên Chương hoàng hậu). Bà Từ Dũ là người thông hiểu kinh sử được con dâu Vũ Thị Duyên nết na, hiền thục, ham học hỏi nên đem lòng yêu quý. Năm 1847 Hồng Nhậm lên ngôi lấy niên hiệu Tự Đức phong bà làm Cung tần.

Tự Đức năm thứ ba (1849), Cung tần Vũ Thị Duyên được vua Tự Đức phong làm Cẩn phi. Sử sách nhà Nguyễn chép: “Yêu thay cung tần Vũ Thị, ra tự thế phiệt, đức tốt ngọc quỳnh. Nội trị tu tề, kính theo phụ đạo. Thờ mẹ yên thắm được vui tự tâm. Bèn theo điển lễ để tỏ ân to, đặc cách tấn phong làm Cẩn phi.”

Cẩn phi Vũ Thị Duyên luôn là người vợ hiền, dâu thảo, mùa xuân năm Tự Đức thứ 13 (1859) Cẩn phi Vũ Thị Duyên được Tự Đức phong làm Thuần phi  bởi “... Cẩn phi Vũ Thị, dòng dõi danh gia, hiền tài, trinh tư thục thận. Đoan trang tỏ nết tốt, nộ trị theo đức hóa tu tề; cẩn kính cả đức hay. Thờ mẹ sẵn một lòng ngoan ngoãn, trên yên lòng mẹ, liền đội ơn dày.”

Mùa đông năm Tự Đức thứ 14 (1860) Thuần phi Vũ Thị Duyên được phong làm Trung phi và đến mùa xuân, tháng giêng năm Tự Đức thứ 15 (1861) bà được phong làm Hoàng Quý phi, đứng đầu các bà vợ của vua.

Dưới thời các vua nhà Nguyễn (trừ Bảo Đại) chủ trương không lập Hoàng hậu, chỉ khi vua mất có di chiếu mới tôn Hoàng hậu. Các bà vợ vua được xếp theo thứ tự từ Cung tần, Cẩn phi, Thuần phi, Trung phi và cao nhất là Hoàng Quý phi. Thời kỳ bà làm Hoàng Quý phi là giai đoạn triều vua Tự Đức gặp nhiều biến cố. Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công cửa biển Đà Nẵng bắt đầu xâm lược nước ta.

Trong bối cảnh triều đình lắm sự phiền hà, Hoàng Quý phi Vũ Thị Duyên vất vả lo toan quán xuyến công việc của lục viện, không sao tránh khỏi sơ suất, phật ý Tự Đức nên tháng 12 năm 1882 bà bị giáng xuống làm Trung phi. Tháng 5 năm 1883 vua Tự Đức mất, trước khi băng hà Tự Đức nghĩ đến đức độ, công lao của Vũ Thị Duyên nên đã có di chiếu để lại tôn Trung phi Vũ Thị Duyên là Hoàng hậu Lệ Thiên Anh.

Tháng 4 năm 1883, bà Vũ Thị Duyên - Trang Ý Thái hoàng Thái hậu qua đời, thọ 75 tuổi, được an táng ở Vạn vạn niên bên tả Khiêm Thọ lăng Tự Đức.

Dực Tôn Lệ Thiên Anh hoàng hậu từ thân phận Cung nữ, Cẩn phi, Thuần phi, Trung phi rồi Hoàng Quý phi, suốt 36 năm giúp Tự Đức trị vì luôn để lại tiếng thơm cho muôn đời con cháu. Khi Tự Đức mất, di chiếu tôn làm Hoàng hậu nhiều lần bà không nhận nhưng vì đức độ, một lòng với xã tắc mà các vị vua về sau tôn xưng bà từ Hoàng hậu lên Hoàng Thái hậu rồi Thái hoàng Thái hậu.

Toạ độ

Retrieving
 

Hình ảnh [xem cả trang] [Google Images]






 © Sân chầu Khiêm thọ lăng









Bài viết



Liên kết [Google search]

  • Hoàng hậu Lệ Thiên Anh - Báo Quảng Bình điện tử
    www.baoquangbinh.vn
    (QBĐT) - Lệ Thủy gạo trắng nước trong, nơi sinh nhiều danh nhân, võ tướng, cũng là nơi có nhiều phụ nữ trung hậu đảm đang, lưu danh sử sách. Hoàng hậu Dực Tôn Lệ Thiên Anh, được xem là mẫu nghi thiên hạ trong suốt mấy chục năm dưới thời nhà Nguyễn. Báo Quảng Bình điện tử, Cơ quan của Đảng Bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Bình
  • Vũ Thị Duyên – Wikipedia tiếng Việt
    vi.wikipedia.org


Bình luận

Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
Khiêm thọ lăng
Địa chỉ 4 Lê Ngô Cát, Thủy Xuân, Huế, Huế, Vietnam
Thêm bởi admin
Vào ngày 2014-10-03 05:50:39
Các thành viên
Thời tiết tại đây  ...
Các địa điểm gần nhất