Nhà thờ dòng họ Đỗ
Cận cảnh ngôi nhà cổ 300 tuổi ở Hà Nội |
|
Tổng quan
Trong làng Đông Ngạc có nhà thờ dòng họ Đỗ được xem như đình làng thứ hai, hiện vẫn còn nguyên kiến trúc cách đây 3 thế kỷ.
Ngôi nhà nằm ở một ngõ sâu ở làng Đông Ngạc, được xây dưới thời vua Lê Cảnh Hưng năm 1760.
Theo ông Đỗ Quốc Hiến, hậu duệ đời thứ 15, cụ tổ dòng họ là Đỗ Thế Giai, làm quan thời Lê - Trịnh. Khi còn sống, cụ Đỗ Thế Giai đã được triều đình phong Vương, gọi là Đỗ Đại Vương; đến khi qua đời được tôn làm Thần, gọi là Thượng đẳng phúc thần.
Ngôi nhà gồm nhà tiền tế và chính điện được dựng bởi các loại gỗ như lim, xoan rừng. Nhà có kiến trúc 5 gian, hai dĩ, lợp ngói âm dương truyền thống.
Đây là ngôi nhà thờ họ hiếm hoi được phép xây dựng theo kiến trúc như một đình làng. Theo một Lệnh chỉ niên hiệu Cảnh Hưng 1868 mà gia đình lưu giữ, cụ Đỗ Thế Giai được phong làm Thượng đẳng phúc thần và ban cho tiền gạo thuế hàng năm. Thời đó, dòng họ Đỗ có hàng trăm mẫu ruộng phục vụ việc tế lễ.
(Phan Dương, vnexpress.net)
Toạ độ
ĐỖ ĐẠI VƯƠNG TỪ
Luyện quận công Đỗ Thế Giai, người làng Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, trấn Sơn Tây. Ông sinh năm 1709, mất năm 1766. Đến năm Cảnh Hưng thứ 28 (1768), Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm phát lệnh chỉ, phong Đỗ Thế Giai làm Luyện Trung công, khen phong làm Thượng đẳng phúc thần, cho lấy tiền và gạo các loại tô, dung, điệu, cửa đình trong cả năm của làng Đông Ngạc để cung phụng vào việc giỗ chạp các tiết hàng năm và tu sửa nhà thờ của ông, chính là Đỗ Đại Vương từ, tại Đông Ngạc, Hà Nội ngày nay.
Ông làm quan khéo, thâu tóm được quyền bính, giỏi binh pháp, tài văn thơ được vua Lê chúa Trịnh rất tin tưởng. Năm Cảnh Hưng thứ 21 chúa Trịnh Sâm ban tấm biển "Thiết Thạch tinh trung" hiện còn treo tại nhà thờ. Thậm chí từ khi còn là thái tử, chúa Trịnh Sâm còn tặng cho ông hai tấm biển " Ngũ phúc lâm môn" và "Vạn phúc du đồng", nhà của Luyện quận công từng đón chúa Trịnh Doanh về ngủ nghỉ đến mấy ngày.
Nhà thờ họ Đỗ làng Đông Ngạc - Đỗ Đại vương từ còn lưu giữ được nhiều hiện vật quý, có niên đại từ thời Lê với cách bài trí điển hình cho tín ngưỡng thờ cúng truyền thống Việt Nam. Mỗi hiện vật đều là những tác phẩm mỹ thuật đặc sắc, từ đôi hạc lớn, cặp phỗng chầu hay chiếc kiệu điêu khắc tinh vi, sơn thiếp cầu kỳ; minh chứng cho vị thế và tài năng của Luyện quận công cuối thời Lê - Trịnh. Đặc sắc là hệ thống tư liệu gồm hoành biển ngự bút, kiệu rước, phỗng hạc thờ và bộ gia phả, lệnh chỉ.... cung cấp đầy đủ thông tin về một nhân vật lịch sử quan trọng trong giai đoạn lịch sử then chốt của nhà Lê.
Hiện nay, nhà thờ đã xuống cấp nghiêm trọng, đang chờ sự chấp thuận của cơ quan nhà nước để dòng họ tiến hành trùng tu. Do nhiều nguyên nhân, di tích hiện chưa được cấp bằng xếp hạng di tích của nhà nước.
Bài viết
Bình luận
Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
|
|
Địa chỉ |
Đông Ngạc, Đông Ngạc, Đông Ngạc, Từ Liêm District, Hanoi, Vietnam |
Thêm bởi |
admin |
Vào ngày |
2014-10-17 07:55:01 |
Các thành viên |
|
|
|
(152 m) |
(382 m) |
(703 m) |
(762 m) |
(895 m) |
(1.54 km) |
(2.56 km) |
(3.88 km) |
|