Landmarks

Đình Kim Liên

Đền Kim Liên, Đền Cao Sơn

360o view

360o view
Phóng sự: Đình Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội)

Tổng quan

Đình và đền Kim Liên (hay còn gọi là đền Cao Sơn) là trấn phía nam trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa, gồm bốn ngôi đền: Đền Quán Thánh (trấn giữ phía bắc kinh thành); Đền Bạch Mã (trấn giữ phía đông kinh thành); Đền Voi Phục (trấn giữ phía tây kinh thành); Đền Kim Liên (trấn giữ phía nam kinh thành). So với ba ngôi đền kia thì đền Kim Liên được xây dựng muộn hơn (khoảng thế kỷ 16 - 17).

Đền Kim Liên vốn được lập nên để thờ Cao Sơn Đại Vương (theo tín ngưỡng dân gian, thì đây là một người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ, sau theo mẹ lên núi). Theo tấm bia đá đặc biệt cao 2,34m, rộng 1,57m, dày 0,22m hiện còn lưu giữ tại đền (đây cũng là di vật quý giá nhất ở đền này) có bài tựa "Cao Sơn đại vương thần từ bi minh", văn bia do sử thần Lê Trung soạn năm 1510, nói về công lao của thần Cao Sơn. Nội dung cho biết: Khi vua Lê Tương Dực cầm quân dẹp loạn, khôi phục cơ nghiệp của vua Lê Thái Tổ, có ba vị đại thần là Nguyễn Bá Lân, Nguyễn Hoàng Dụ và Nguyễn Văn Lữ cùng đem quân đi chinh phạt. Đến địa phận huyện Phụng Hoá (nay là di tích đền Láo, xã Văn Phương, Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) thì thấy cảnh núi rừng rậm rạp có ngôi đền cổ ghi bốn chữ "Cao Sơn đại vương". Rất lấy làm lạ, vua quan bèn khẩn cầu thần phù trợ. Quả nhiên sau mười ngày đã thành công. Vì thế, vua Lê Tương Dực cho xây dựng đền thờ thần Cao Sơnđược lập ở Phụng Hóa. Sau nhớ ơn thần đã ngầm giúp dẹp loạn ở Đông Đô, nên năm 1509, vua cho xây dựng lại đền thờ to đẹp hơn ở phường Kim Hoa gần Thăng Long thời bấy giờ.

Sau này, dân làng Kim Liên đã lập thêm cổng tam quan ở phía trước cổng đền ngay sát đầm Kim Liên và bổ sung thêm một số kiên trúc mới, tạo thành đình Kim Liên. Ngoài Cao Sơn Đại Vương, trong đền và đình này còn thờ Tam Phủ, thờ Mẫu, và thờ Hồ Chí Minh.

(wikipedia) 



Toạ độ

Retrieving
 

Hình ảnh [xem cả trang] [Google Images]

Tại xóm San, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội, hiện còn lưu giữ được tấm bia "Cổ tích linh từ bi ký". Bia có chiều cao 1,22m, rộng 1,20m, trong đó trán bia cao 0,24m, chạm hoa văn rồng chầu mặt nguyệt cách điệu, hai diềm bia chạm hoa, dây leo. Là dạng bia ma nhai, được chạm vào vách núi rồi trong một am nhỏ có mái che, chữ còn khá rõ nét, viết chân phương, dễ đọc. Bia gồm 22 dòng, mỗi dòng khoảng 50 chữ, tổng cộng hơn 1200 chữ, một bài tựa và một bài minh dài hơn 70 câu (mỗi câu 4 từ). Phần cuối bia là dòng lạc khoản ghi: “Hồng Thuận nhị niên, tuế thứ Canh Ngọ trọng thu, cát nhật, Tiến thận quang lộc đại phu, Thiếu bảo, Lễ bộ Thượng thư, Đông các Đại học sĩ, kiêm Quốc Tử giám Tế tửu Tri kinh diên sự thần Lê Tung đẳng phụng sắc soạn”. Nghĩa là: (Ngày tốt, tháng giữa thu [tháng 8] năm Canh Ngọ, niên hiệu Hồng Thuận thứ 2 [1510] do Tiến thận Quang Lộc đại phu, Thiếu bảo, Lễ bộ Thượng thư, Đông các Đại học sĩ, kiêm Quốc tử giám Tế tửu, Tri kinh diên sự thần Lê Tung kính cẩn soạn sắc)

Đây là tấm bia mà soạn giả là một nhà sử học nổi tiếng sống cách chúng ta khoảng 500 năm. Nội dung tấm bia cho biết nhiều sự kiện xảy ra trong giai đoạn đầu thế kỷ XVI, xung quanh việc Lê Tương Dực (1509 - 1516) lên ngôi. Ngoài ra, nội dung tấm bia còn mô tả về quang cảnh khu di tích núi Trầm thời Lê.

Ngoài tấm bia ở núi Trầm do Lê Tung soạn. Nội dung tấm bia tại đình Kim Liên về cơ bản cũng tương tự như tấm bia ở chân núi Tử Trầm nhưng có thay đổi thêm bớt một số từ. Về cơ bản, tấm bia đình Kim Liên này đã chép lại gần như hoàn toàn nội dung tấm bia ở chân núi Tử Trầm.

( Nguyễn Quang Hà )


 © Hiện tại bia nằm trong khuôn viên 1 doanh trại quân đội nên không dễ tiếp cận.









Bài viết



Liên kết [Google search]



Bình luận

Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
Đình Kim Liên
Địa chỉ 134 Kim Hoa, Phương Liên, Đống Đa, Hanoi, Vietnam
Thêm bởi admin
Vào ngày 2014-10-17 21:58:06
Các thành viên
Thời tiết tại đây  ...
Các địa điểm gần nhất