Đền Tam Lang
Đền voi ngựa
Đền Tam vương Quan Thái tử Can Lộc Hà Tĩnh.10-2012 |
|
Tổng quan
"Ai về mòi chợ mà coi/ Trên đền, dưới chợ, hai voi phục chầu", câu ca này đã trở nên quen thuộc với người dân xã Xuân Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) vì gợi tới niềm tự hào về một di tích ghi lại dấu ấn lịch sử, cũng là nơi sinh hoạt văn hóa của người dân nơi đây - đền Tam Lang (hay còn gọi là đền Voi Ngựa).
Theo lời kể của những bậc cao niên trong địa phương kết hợp với các tư liệu lịch sử, đền Tam Lang được xây dựng vào triều đại nhà Trần, khoảng niên hiệu Kiến Tân (1398 – 1400).
Đền thờ thần Tam Lang (Thần Rắn) - một nét tín ngưỡng của dân tộc ta mà hiện nay tại Hà Tĩnh chỉ tồn tại ở một số nơi như: Đền Cả ở xã Hậu Lộc, huyện Lộc Hà, Miếu Ao ở xã Thạch Trị, huyện Thạch Hà, Đền Phúc Lai ở xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn.
Kiến trúc đền khá hoàn chỉnh với hệ thống nghi môn gồm cổng chính, nhà quan tả, quan hữu, quạt nanh, nhà che ngựa, tắc môn nối liền nhau thành một khối liên hoàn và bố trí cân đối với nhau; hệ thống đền thờ có nhà trung điện và thượng điện theo kiểu chữ tam, xây trên sườn núi, khoảng cách 3,3 m so với nghi môn và xung quanh có hệ thống móng, tường kiên cố.
Đền gắn với lịch sử chống quân xâm lược của dân tộc. Tương truyền trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, trước khi đem quân lên mở cuộc tấn công ở Đỗ Gia (Hương sơn) năm 1424, nghĩa quân Lê Lợi đã dừng chân ở chốn này. Đêm đó, bỗng dưng voi biến mất. Lê Lợi đã thắp hương lễ tế. Thế là, nghĩa quân tìm lại được voi ở Đồi Trọc. Thắng giặc trở về, vua cho đúc 2 tượng voi chầu hai bên trước nghi môn và 2 con ngựa chiến để thờ. Cũng chính từ đó, đền có thêm tên mới - đền Voi Ngựa.
Ngót 6 thế kỉ trôi qua, trước sự biến thiên của lịch sử, sự bào mòn của thiên nhiên khắc nghiệt cùng sự tàn phá của chiến tranh, kiến trúc đền ít nhiều cũng bị xuống cấp nhưng một số bộ phận vẫn giữ được dáng vẻ kiên trúc cổ ban đầu của nó. Nghệ thuật chạm khắc trên gỗ ở Thượng điện, kỹ thuật và vật liệu xây dựng cổ, hệ thống sắc phong... là những tư liệu quý giá phục vụ cho công tác nghiên cứu văn hóa, lịch sử.
Năm 2001, nhân dân địa phương Thượng Xuân gồm: Mai Hoa, Mai Long, Sơn Phượng đóng góp sức người và sức của cùng sự quan tâm của chính quyền xã, huyện đã tôn tạo lại khuôn viên và kiến trúc Trung điện, hệ thống tường bao. Với những giá trị đó, năm 2006, đền Tam Lang được Sở Văn hóa và Thông tin tỉnh Hà Tĩnh công nhận là di tích văn hóa – lịch sử cấp tỉnh.
(Báo Hà Tĩnh)
Toạ độ
Image by static.panoramio.com |
Image by static.panoramio.com |
Image by static.panoramio.com |
Image by static.panoramio.com |
Image by static.panoramio.com |
Image by static.panoramio.com |
Image by static.panoramio.com |
Image by static.panoramio.com |
Image by static.panoramio.com |
Image by static.panoramio.com |
Image by static.panoramio.com |
Image by static.panoramio.com |
Image by static.panoramio.com |
Image by static.panoramio.com |
© Hình 2 ông tướng canh cửa, chạm gỗ, có niên đại vào khoảng cuối thế kỷ 18, ở đền Tam Lang |
Bài viết
- Đền Tam Lang - nét văn hóa đặc sắc
www.nguoiduatin.vn "Ai về mòi chợ mà coi/ Trên đền, dưới chợ, hai voi phục chầu", câu ca này đã trở nên quen thuộc với người dân xã Xuân Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) vì gợi tới niềm tự hào về một di tích ghi lại dấu ấn lịch sử, cũng là nơi sinh hoạt văn hóa của người dân nơi đây - đền Tam Lang (hay còn gọi là đền Voi Ngựa).
Bình luận
Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
|
|
Địa chỉ |
Tỉnh lộ 2, Xuân Lộc, Can Lộc, Ha Tinh Province, Vietnam |
Thêm bởi |
admin |
Vào ngày |
2014-10-22 01:08:33 |
Các thành viên |
|
|
|
(9.95 km) |
(15.65 km) |
(19.57 km) |
(20.39 km) |
(27.64 km) |
(27.86 km) |
(27.29 km) |
(28.26 km) |
|