Landmarks

Đền thờ vua Đinh - vua Lê

Tags: tượng

VỀ THĂM CỐ ĐÔ HOA LƯ ( HUYỆN HOA LƯ - NINH BÌNH )

VỀ THĂM CỐ ĐÔ HOA LƯ ( HUYỆN HOA LƯ - NINH BÌNH )
Nghê đá (3D model)

Tổng quan

Đền Đinh Tiên Hoàng thuộc quần thể di tích cố đô Hoa Lư toạ lạc ở xã Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình. Vị trí của đền thuộc trung tâm thành Đông của kinh đô Hoa Lư xưa. Đây là nơi duy nhất ở Việt Nam thờ đồng thời Vua Đinh Tiên Hoàng, cha mẹ ông cùng các con trai và có bài vị thờ các tướng triều Đinh. Đền nằm trên khuôn viên rộng 5ha, thuộc vùng bảo vệ đặc biệt của khu di tích. Đền được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc.[1], quay hướng đông. Trước mặt đền là núi Mã Yên có hình dáng giống cái yên ngựa. Trên núi có lăng mộ vua Đinh. Cũng như các di tích khác thuộc cố đô Hoa Lư, đền Vua Đinh nằm trong quần thể di sản thế giới Tràng An đã được UNESCO công nhận năm 2014.

Đền Vua Lê Đại Hành là một di tích lịch sử văn hóa quốc gia thuộc khu di tích đặc biệt cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Đền thờ Vua Lê Đại Hành, thái hậu Dương Vân Nga, Lê Long Đĩnh, ngoài ra còn có bài vị thờ công chúa Lê Thị Phất Ngân và tướng Phạm Cự Lượng. Đền nằm cách đền vua Đinh Tiên Hoàng 300 mét, thuộc thành Đông kinh đô Hoa Lư xưa, nay là làng cổ Yên Thành, xã Trường Yên, Ninh Bình. Đền vua Lê qui mô nhỏ hơn đền vua Đinh nên không gian trong đền khá gần gũi và huyền ảo.

Toạ độ

Retrieving
 

Hình ảnh [xem cả trang] [Google Images]

ĐỀN THỜ VUA LÊ ĐẠI HÀNH
"Dọc bằng đòn gánh,
Củ bằng bình vôi,
Ai mua hành tôi,
Thì thương tôi với”.
Dân gian cho rằng, câu chuyện vợ chồng nhà bán hành, thực ra là ám chỉ việc vua Lê Đại Hành Lê Hoàn (cây hành to) với bà Dương Vân Nga.
Theo câu chuyện dân gian, thì vợ Lê Hoàn nhờ tắm nước thiêng mà trở lên xinh đẹp, vì vậy được vua Đinh Tiên Hoàng ép đưa vào cung, nhưng bà luôn u bồn ủ rũ. Ở nhà, luống hành được tưới bằng nước tắm của bà Dương Vân Nga cây lớn thần kỳ, dọc dài như đòn gánh, củ to như bình vôi.
Lê Hoàn mang hành vào kinh đô để bán, tiếng giao bán hành lọt vào trong cung, bà vợ nghe thấy liền tươi cười hớn hở, vua Đinh cho gọi người bán hành vào trong cung, bà Dương thị nhận làm anh trai. Sau này khi vua Đinh Tiên Hoàng băng hà, bà đã trao ngôi báu cho chồng cũ là Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, chính là vua Lê Đại Hành.
Đền thờ thờ vua Lê Đại Hành, cách đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng khoảng 100m, thuộc khi di tích cố đô Hoa Lư, nguyên xưa là nền cung điện. Tại đây, có tượng bà Dương Vân Nga ngồi bên cạnh chồng. Dân gian còn hư truyền rằng, khi xưa tượng bà vốn ở đền vua Đinh, nhưng bị bộc chỉ cổ tay và kéo sang đền vua Lê. Nhưng qua một số tư liệu bia ký và hoa văn đã xác định được niên đại tuyệt đối của các pho tượng tại đền, cũng như xác định được tượng bà Dương Vân Nga ngay từ đầu đã ở đền vua Lê.
Lại về cái tên của bà hoàng hậu hai triều Đinh - Lê, nhiều học giả cho rằng sử chỉ chép bà họ Dương mà không có tên húy, nhưng từ khi có vở kịch cải lương "Thái hậu Dương Vân Nga" thì người ta đặt tên cho bà. Cũng tại vở kịch này đã đưa nhân vật Nguyễn Bặc là phản diện nên đã vấp phải sự phải đối quyết liệt của các hậu duệ Đinh triều Khai quốc công thần Định quốc công Nguyễn Bặc, buộc vở kịch phải sửa kịch bản và dừng phát sóng trên VTV.
Ngoài ba pho tượng của vua Lê Đại Hành cùng vợ con thì đền thờ còn lưu giữ nhiều hiện vật quý, đặc biệt có đôi phủ việt đã được công nhận là bảo vật quốc gia.
Nhiều nguồn thông tin còn cho rằng, vua Lê Đại Hành triều Tiền Lê lại là viễn tổ của Thái Tổ Cao Hoàng đế Lê Lợi triều Hậu Lê.
Mời xem thêm các bài viết liên quan gắn ở phần bình luận, cũng xin lưu ý câu chuyện trong bài chỉ là truyền thuyết dân gian, không phải chính sử. Xin cảm ơn!



 © Phủ việt - Bảo vật quốc gia








































 © Tiền triều Lê Đại Hành hoàng đế miếu





Bài viết



Liên kết [Google search]



Bình luận

Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
Đền thờ vua Đinh - vua Lê
Địa chỉ Tràng An, Trường Yên, Hoa Lu District, Ninh Binh province, Vietnam
Thêm bởi admin
Vào ngày 2012-09-25 17:54:29
Các thành viên
Thời tiết tại đây  ...
Các địa điểm gần nhất