Landmarks

Lăng Phạm Đôn Nghị

Lăng quận công Phạm Đôn Nghị, Lăng Hiển Linh từ, lăng Cây Gạo

In bản rập tại lăng Phạm Đôn Nghị

In bản rập tại lăng Phạm Đôn Nghị
Mô hình 3D lính và ngựa

Tổng quan

Lăng ở xóm 1, xã Lại Yên, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Lăng được xây dựng năm 1734, chất liệu chủ yếu bằng đá xanh và đá ong. Lăng Phạm Đôn Nghị là một trong những di tích đẹp trong các lăng mộ quan lại được xây dựng trong thế kỉ XVIII và còn tồn tại khá nguyên vẹn đến ngày nay. Đây có thể được xem là khi quần thể lăng mộ thế kỉ XVIII đẹp nhất ở Hoài Đức. Phạm Đôn Nghị là một võ quan, từng là quan kinh lí giữ yên bờ cõi và bình định các cuộc nổi dậy, có công lớn trong việc trấn giữ vùng Lao Bảo, Quảng Trị nên được phong tước Quận công. Lăng của ông còn được gọi là lăng ông Quận.

Toạ độ

Retrieving
 

Hình ảnh [xem cả trang] [Google Images]

HIỂN LINH TỪ

Tướng công Phạm Đôn Nghị, người làng Lại Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Cha ông là Mậu lâm lang Thái Nguyên xứ Tán trị thừa chánh sứ ty Tham nghị Ân Trung tử Nguyễn Viết Tiến, mẹ ông là Phạm Thị Du, thuộc một danh gia vọng tộc. Quận công Phạm Đôn Nghị sinh năm 1694, lớn lên dũng mãnh hơn người, được theo cậu là Quận công phạm Mẫn Trực tham gia quân đội, nhận làm dưỡng tử nên đổi sang họ Phạm của mẹ!
Quận công trung quân ái quốc được chúa thượng ân sủng, thánh thượng tin dùng. Khi thì theo hầu đức Vương Thái phi, tận tụy ngày đêm, cai quản các đội thuyền Nội trù, tiểu thủy. Rồi lại được cai quản đội Thị hậu nội lực sĩ, kinh qua nhiều chức vụ liên quan đến thủy quân như: Thị hầu hậu nhất cai quản các đội thuyền kiêm chức Tri lệnh sử, Thiêm thái giám, Đô thái giám, Tổng thái giám rồi chức Thiêm tri thị nội Thư tả hình phiên... Năm 47 tuổi, vâng mệnh Vương thượng ông trở về phò tá và đã có công lớn nên được ban chức Tuyên lực công thần tước Quận công, thăng chức Tham đốc rồi chức Phó tri thị nội Thư tả Hộ phiên, Quản thị hậu vệ hữu thủy cơ, vâng làm Đốc lĩnh các đạo Hải Dương, Kinh Bắc, thăng chức Hữu hiệu điểm vâng làm Chưởng đốc xứ Sơn Tây. Năm 49 tuổi, ông được thăng chức Đô đốc thiêm sự. Năm 50 tuổi, ông được thăng chức Đô hiệu điểm rồi thăng đến thiếu bảo. Năm 51 tuổi, được làm chức Tri thị nội Thư tả Hình phiên, quản hữu tượng cơ, tạm quyền chức Phó đề lĩnh tứ thành quân vụ sự quản các cơ tả tượng, tiền hùng làm Đốc lĩnh đạo Đông Bắc, lại vâng lệnh làm Thống đốc đạo An Sơn. Năm 52, tuổi được thăng chức Thiếu phó vâng lệnh làm trấn thủ xứ Sơn Tây.
Lăng Phạm Đôn Nghị, tên chữ là “Hiển linh từ”, Trên trán cổng phụ có dòng chữ “Hiển linh môn”, cổng chính đã hư hỏng và được làm mới. Toàn bộ khu lăng lăng và tẩm mộ xây hoàn toàn bằng đá xanh Thanh Hoá, phía trước dựng thêm một nhà tiền tế để làm nơi cúng tế. Toàn quần thể được xây bao bởi đá ong, giữa một vườn cây rợp bóng.
Cổng vào lăng lắp ghép bởi các thanh đá, phía trên khắc đề ba chữ Hán “Hiển linh từ”, hai bên có chó đá ngồi canh, những bể cảnh cũng đều bằng đá. Mặt trong cổng đặt cặp tượng vị tướng sĩ đang dắt ngựa, nét chạm khắc khoẻ khoắn nhưng rất điêu luyện hoa mỹ.
Bước qua cổng là đến nơi thờ chính, một chiếc hương án bằng đá nguyên khối, chạm khắc khắc tinh tế tao nhã. Sau hương án là toà thờ đồ sộ, được ghép bởi những phiến đá lớn, tường hậu của toà thờ khoét một ô cửa sổ tròn, để nhìn vào bên trong tẩm mộ, hai bên có đôi sư tử vờn cầu, mà quả cầu cũng chính là ô cửa tròn đó. Mặt bên trong tương ứng cũng khắc đôi sư tử (nghê) ngồi chầu vào ô tròn tựa là viên ngọc vậy! Tường trái toà thờ khắc bài văn bia được soạn vào năm 1754, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 15, nói về công đức của Quận công với quê hương Lại Yên. Bên phải là bài thơ ngự bút vua ban gồm tám câu được viết năm Canh Thân.
Đối xứng hai bên qua hương án là hai nhà bia, tất cả cũng đều bằng đá, bốn mái cong thanh thoát, các cột đều khắc các câu đối ca ngợi. Mỗi bên nhà bia khắc bức phù điêu ông tướng cầm chùy đứng canh, vô cùng sống động! Nhà bên trái dựng tấm bia khối hộp chữ nhật, có niên đại Long Đức năm thứ 3 (1734), ghi lại công lao to lớn của Quận công Phạm Đôn Nghị và được nhân dân bầu làm hậu thần, hậu phật cũng như quy định việc cúng giỗ. Tấm bia bên phải ghi lại gia phả dòng họ Phạm và thân thế sự nghiệp của ông. Tẩm mộ của Quận công được xây bao bằng đá ong thành một khuôn viên kín, phía trên tẩm khắc dòng chữ "Phạm công chi mộ".
Hiển Linh từ mà dân làng Lại Yên thường gọi Nôm là lăng Xóm Gạo nơi an táng và thờ cúng Quận công Phạm Đôn Nghị là một di tích đặc sắc. Dân làng mỗi dịp tuần tiết, đặc biệt là vào ngày giỗ 30 tháng 5 đều đến dâng hương và tổ chức tế lễ vị phúc Thần hậu Phật, sinh thời làm lợi cho dân đến khi mãn phần lại phù trì bảo trợ.







































































































Bài viết



Liên kết [Google search]



Bình luận

Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
Lăng Phạm Đôn Nghị
Địa chỉ Unnamed Road, Lại Yên, Hoài Đức, Hà Nội, Vietnam
Thêm bởi admin
Vào ngày 2012-09-25 19:12:12
Các thành viên
Thời tiết tại đây  ...
Các địa điểm gần nhất