Lăng Hoàng Cao Khải
Nơi người sống tranh chỗ với Người chết giữa Hà Nội - Lăng mộ đá Hoàng Cao Khải |
Nơi người sống tranh chỗ với Người chết giữa Hà Nội - Lăng mộ đá Hoàng Cao Khải |
Visit Hoang Cao Khai's mausoleum - LIVE CAM |
|
Tổng quan
Nếu nói về lăng tẩm, và chỉ đề cập đến dưới góc độ kiến trúc và mỹ thuật chạm khắc đá thì lăng Hoàng Cao Khải ở ấp Thái Hà là một công trình được đánh giá rất cao. Hoàng Cao Khải (1850 - 1933) là quận công dưới triều vua Thành Thái nhà Nguyễn.
Nằm rải rác trên tổng diện tích 17ha ở phía Tây gò Đống Đa, cách đường Tây Sơn (Hà Nội) 200m, khu ấp Hoàng Cao Khải (còn gọi là ấp Thái Hà) được xây dựng vào năm 1893, gồm 14 công trình kiến trúc lăng mộ, đình chùa... Công trình kiến trúc này được đánh giá đạt đến trình độ kỹ thuật cao tay trong nghệ thuật điêu khắc đá của người Việt. Toàn bộ lăng được xây bằng đá theo kiểu chữ “Đinh”, dài 8m, cao 6m. Đá xây dựng được chở về từ phủ Quốc Oai (Hà Tây). Chế tác đá là các hiệp thợ nổi tiếng quanh vùng núi An Hoạch (huyện Đông Sơn, Thanh Hóa). Các cột, trụ, xà, bẩy, cửa võng, diềm, tường, nền đều bằng đá và được chạm trổ trau chuốt. Các nhà sử học Việt Nam gọi nó là thành nhà Hồ thứ hai, còn những người Pháp thì đánh giá đây là một trong những đỉnh cao của kiến trúc đá phương Đông. Toàn bộ khu ấp đã được xếp hạng Di tích quốc gia năm 1962.
Ở quần thể kiến trúc lăng, có thể dễ dàng nhận ra bản sắc kiến trúc thời Nguyễn cuối thế kỷ XIX, thể hiện qua các họa tiết trang trí (lá thông, lá sen), hai hàng lính chầu, đôi rồng đá trên bậc tam cấp với dáng vẻ dữ tợn. Các nhà điêu khắc, kiến trúc sư trong và ngoài nước đã đến đây tham quan, khảo sát đều đánh giá rất cao, xem như là một di sản văn hóa vô cùng quý giá của Hà Nội. Theo tài liệu của nhà nghiên cứu người Pháp Phillippe Papin, phía trước lăng mộ Hoàng Cao Khải hồi đầu thế kỷ XX có hai dãy tượng gồm tám chiến binh cao 1,3m, gần bằng người thật, đầu đội mũ nhỏ có tua đứng gác. Nhưng hiện chỉ còn lại ba bức tượng và cả ba đều mất phần chân do bị tôn nền xi măng trùm lên. Trước đây sau lăng có đồi Nghinh Phong (Đón gió) cao 10m. Trên đỉnh đồi dựng một nhà tam quan để hóng mát. Từ trên đồi có thể nhìn thấy toàn cảnh một vùng rất rộng. Có một bậc thang xây bằng gạch đinh màu đỏ rộng đến 8m từ chân đồi thẳng lên đến tận nhà tam quan trên đỉnh đồi, tổng cộng có 108 bậc. Phía trước lăng có một hồ bán nguyệt rộng vài trăm mét vuông, vòng cung hướng ra ngoài, có bờ gạch bao quanh hồ, xây gạch đinh xuống đến tận đáy. Chỉ có một lối xuống hồ duy nhất là ở chính giữa bờ thẳng phía bên trong. Trước đây nước hồ trong vắt và rất sâu, người dân ở quanh vùng đến gánh nước về ăn nhưng hiện nay nước đã bị đủ loại chất thải làm cho ô nhiễm.
Đối diện với lối lên xuống hồ là lăng chính của vợ chồng Hoàng Cao Khải hoàn toàn bằng đá cẩm thạch trắng, rất lớn và hoành tráng, trần cách sàn hơn 4m, ở giữa có một cái bàn đá màu trắng rộng. Mộ của Hoàng Cao Khải ở bên trái, của vợ ông ta ở bên phải, đều bằng đá cẩm thạch trắng cực đẹp, chạm trổ tinh vi, có khắc những dòng chữ Hán sắc sảo. Phía trước mộ là hai hàng lính đá mỗi bên bốn người bồng gươm, cao gần bằng người thật, đầu đội mũ nhỏ có tua đứng gác.
Theo sử liệu, các dinh cơ trong ấp Thái Hà được căng dây kẻ thẳng với hệ thống mương thoát nước, khác hẳn với hình dáng khúc khuỷu của làng xóm xung quanh. Các con đường đi vào theo lối hà kiều (cầu trên sông), là những cây cầu gạch bắc qua các con mương bao quanh khu nhà ở để đánh dấu ranh giới. Nếu như ở mô hình làng Việt cổ có luỹ tre ngăn cách xóm làng với bên ngoài thì ở đây lại tạo nên một tầm mở rộng. Từ đầu thập kỷ 10 của thế kỷ XX trở đi, nhiều cơ quan thuê nhà trong ấp Thái Hà để đặt trụ sở, như Viện Đại lý Pháp, Sở Đại chính Bắc Kỳ, Phòng Thí nghiệm vi trùng học… Năm 1927, thực dân Pháp cho lập một trại thu nhận trẻ lang thang tại đây. Một điểm thú vị là tại ấp Thái Hà, Hoàng Cao Khải, đã cho xây miếu Trung Liệt để tưởng niệm bốn vị quan yêu nước thế kỷ XIX là Tổng đốc Trương Quốc Dụng hy sinh khi chỉ huy công cuộc bình định năm 1864, Nguyễn Tri Phương tự vẫn khi thành Hà Nội thất thủ, Đoàn Thọ chết trong một cuộc khởi nghĩa chống Pháp tại Lạng Sơn năm 1890, Hoàng Diệu, Tổng đốc thành Hà Nội, tự vẫn khi quân Pháp chiếm thành lần thứ hai (1882). Song hiện nay khu miếu Trung Liệt đã hoàn toàn bị xóa sổ! Ngày nay, ấp Hoàng Cao Khải thuộc địa phận phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội. Tuy là một di tích có tính đặc thù cao về kiến trúc và được xếp hạng quốc gia từ rất sớm, nhưng hiện nay quần thể di tích này nhận được rất ít sự quan tâm của các cơ quan văn hoá và gần như trở thành một phế tích.
(phatluatxahoi.vn)
Toạ độ
Hình ảnh
[xem cả trang] [Google Images]
Chiều 29 Tết Tân Sửu 2021 rảnh chạy qua lăng xem tình hình như thế nào. Chẳng có gì khá hơn, thậm chí tồi đi, một bên thành bậc có thêm cái cây chèn vào có thể phá hỏng.
Bài viết
Bình luận
Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
|
|
Địa chỉ |
1/252/53 Tây Sơn, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội, Vietnam |
Thêm bởi |
admin |
Vào ngày |
2012-09-25 19:27:11 |
Các thành viên |
|
|
|
(341 m) |
(435 m) |
(477 m) |
(499 m) |
(599 m) |
(1.11 km) |
(1.15 km) |
(1.41 km) |
|