Chùa Chài
Chùa Ba Xã, chùa Võng La, Bạch Sam tự
Tổng quan
Nằm bên cạnh con sông Cái xưa – sông Hồng ngày nay, Chùa Chài – tên chữ là “Bạch Sam Tự” thuộc thôn Võng La, xã Võng La, huyện Đông Anh – TP Hà Nội là một ngôi chùa cổ đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử Cách mạng và nghệ thuật cấp Quốc gia năm 1996.
Theo các tài liệu “Bạch Sam Tự” – Chùa Chài có từ thế kỷ thứ 17-18. Hiện nay trong chùa còn lưu giữ được một tấm bia bằng đá tạc nổi một vị Tổ sư được gọi là “ Ngọc Động Thánh Tổ”.
Bia không ghi rõ về tên, công trạng, thân thế và sự nghiệp của vị Tổ sư này, nhưng qua khảo cứu truyền khẩu của nhân dân địa phương và một vài tấm bia hậu có trong chùa thì đây là một vị chân tu đắc đạo, được xưng tôn là Thánh tổ họ Phan có pháp danh là “Chu Bồ Đề” có pháp thuật và tài bốc thuốc trị bệnh cứu người.
Theo truyền tích Ngài đã từng bốc thuốc để cứu sống mẹ của Chúa và được Triều đình ban phong.
Theo đánh giá của cố Giáo sư Trần Quốc Vượng đây là một bức bia tượng có niên đại Dương Hoà thứ 4 (1638) cổ nhất hiện nay rất ít gặp ở các di tích của Hà Nội. Các cụ bô lão trong làng cho biết, hiện nay dòng họ Phan của Sư tổ vẫn còn các thế hệ cháu chắt sinh sống.
Ngoài bức bia đá tạc nổi vị Tổ sư, chùa còn có 24 pho tượng thờ được làm vào thế kỷ thứ 19 và bộ sưu tập 14 bia đá có niên đại 1681, 1684, 1699, 1696,1734, 1736 và 1763.
Đây là những di vật cổ vô cùng quý hiếm và có giá trị đặc sắc về nghệ thuật và mặt thời gian. Bia chủ yếu được làm bằng đá xanh liền khối, chạm trổ hoa văn rất tinh vi, sống động.
Không chỉ là một ngôi cổ tự có nhiều giá trị nghệ thuật, Chùa Chài – Bạch Sam Tự còn là một di tích lịch sử cách mạng, trong những năm 40 của thế kỷ trước, chùa là căn cứ tiền phương được gọi là An toàn khu (ATK) ven nội thành Hà Nội.
Trung ương đã chọn nơi đây làm an toàn khu từ năm 1941 đến tháng 8/1945. Chính tại đây, Trung ương đã tổ chức nhiều hội nghị quan trọng, quyết định chủ chương, chỉ đạo phong trào cách mạng toàn quốc thời kỳ trước cách mạng tháng 8/1945.
Các ông Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Lương Bằng, Hoàng Quốc Việt đã có thời gian dài sinh sống và hoạt động bí mật tại ngôi chùa này. Trong chùa có một hầm bí mật được đặt ngay phía dưới bệ thờ của Tổ sư, hầm được thông ra sông Hồng.
Trong khuôn viên nhà chùa có một ngôi tháp trước kia là hộp thư bí mật được sử dụng cho việc chỉ đạo cách mạng trong nội thành Hà Nội. Một di tích vô cùng quan trọng nữa trong chùa là cây gạo cổ thụ.
Theo sư trụ trì, đây là cây gạo cùng cây gạo Xù ở làng Phú Thượng – Từ Liêm là điểm hẹn, liên lạc và trao đổi thư từ.
Cây gạo ở chùa cao lớn là điểm mốc tiêu đánh dấu cho cán bộ của ta từ xa tìm về ATK. Rất tiếc, đến nay cây gạo cổ thụ này không còn nữa, nhà chùa đã trồng vào đó một cây gạo khác thay cho cây gạo cổ trước kia.
Trong suốt một thời gian dài, kể từ khi về nhận trụ trì ngôi chùa nhỏ nằm bên cạnh dòng sông Hồng mang trong mình nhiều dấu tích lịch sử cách mạng và nghệ thuật, Sư Thầy Minh Thịch luôn đau đáu một niềm làm sao có thể cải tạo xây dựng lại ngôi cổ tự cho xứng tầm với danh hiệu.
Thầy đã gặp gỡ chính quyền từ địa phương đến Thành phố đề nghị có phương án bảo tồn, trùng tu xây dựng lại chùa hiện đang bị xuống cấp, giữ gìn và bảo vệ những hiện vật có giá trị trong chùa.
Ngày 22/2/2011 UBND TP Hà Nội đã có văn bản gửi các sở Kế hoạch Đầu tư, Văn hoá, Thể thao và Du lịch, UBND Huyện Đông Anh đồng ý chủ trương tu bổ di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia Chùa Chài.
Toạ độ
Image by phattuvietnam.net |
Image by phattuvietnam.net |
© Bức tượng đá Đức Thánh Tổ Image by www.baodulich.net.vn |
© Bức tượng Bà Mẹ xứ sở tại chùa Võng La mang đậm phong cách Chăm Pa. Image by cms.kienthuc.net.vn |
© Ảnh tượng thần Siva tại chùa Võng La. Image by cms.kienthuc.net.vn |
Bài viết
Bình luận
Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
|
|
Địa chỉ |
Bắc Thăng Long - Nội Bài, Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội, Vietnam |
Thêm bởi |
admin |
Vào ngày |
2016-05-16 17:38:42 |
Các thành viên |
|
|
|
(1.32 km) |
(1.35 km) |
(1.54 km) |
(1.61 km) |
(1.82 km) |
(2.21 km) |
(2.29 km) |
(5.11 km) |
|