Landmarks

Đình chùa làng Gia Lâm

Tổng quan

Ngôi đình xưa quay hướng Đông, xung quanh đình có đường rước mỗi khi làng mở hội. Trước đình có hai cây gạo cổ thụ, bên trái là ao đình, bên phải là văn chỉ. Cạnh văn chỉ là giếng cổ hình tròn mà dấu tích còn đến ngày nay là những chân đá tảng lớn.

Về kiến trúc đình được dựng theo kiểu chữ nhị gồm đình Thượng, đình Hạ đều năm gian hai dĩ. Đình Thượng - Hạ ngăn cách nhau bởi một máng. Đình Thượng nối với hậu cung ba gian, mái đình có đao cong trang trí hình phượng. Có thể nói đây là một ngôi đình cổ bảo lưu được những nét đẹp trong truyền thống xây dựng đình chùa của cha ông ta xưa.

Hiện nay đình chỉ còn phần hậu cung mới được tu tạo. Để bù vào những thiếu hụt về kiến trúc thì đình Gia Lâm lại giữ gìn được những hiện vật và đồ thờ tự rất quý hiếm so với các di tích khác quanh vùng.

Cuốn thần phả bằng đá là tấm bia đá hai mặt, phần đế có kích thước 0,67 x 0,55m. Nội dung của bia trùng với thần phả của Gia Lâm trong đó ghi rõ :

“Phả lục một vị Đại vương đời Hán Chiêu Đế được các đời sắc phong tặng”. Bia dựng ngày tốt tháng giêng năm Hồng Phúc 1 (1572) thần Nguyễn Bính Đông Các đại học sỹ ở Viện hàn lâm kính cẩn soạn ra bản chính. Ngày tốt tháng 8 năm Vĩnh Hựu 6 (1740) thần Nguyễn Hiền quản giám bách linh trên Hùng lĩnh thiếu khanh, tuân theo y bản chính để soạn lại."

Hiện tại ở đình còn một hoành phi sơn son thiếp vàng với nội dung “Giữ quốc đồng hưu” có nghĩa là cùng tốt lành với đất nước.

Chùa Gia Lâm có tên chữ là “Diên Phúc tự”còn được gọi là chùa Dưới để phân biệt với chùa Trên “Khánh Lâm tự”.Trước đây phía trước chùa 50 m có giếng nước cổ, dân thường gọi là giếng thần. Gần sát đường trục trước chùa có ao sen, hai bên tam quan có hai chó đá…Sau tam quan sát đường là hai dãy nhà năm gian đối diện qua một sân lát gạch Bát Tràng cổ rộng. Đến nay ngôi chùa chính vẫn còn nguyên vẹn, trong chùa phần khung gỗ được trạm khắc hoa văn nghệ thuật. Hệ thống tượng phật trong chùa đầy đủ môn tự như các chùa khác trong vùng, song chùa còn có một số pho tượng có những nét đặc biệt.

Đặc biệt chùa còn có pho tượng bà Giàn, nên từ xưa chùa Diên Phúc còn được gọi là đền thờ Đức Thánh Bà, một trong tứ pháp Bà Dâu, Bà Đậu, Bà Giàn, Bà Tướng.

Toạ độ

Retrieving
 

Hình ảnh [xem cả trang] [Google Images]




Bài viết



Liên kết [Google search]



Bình luận

Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
Đình chùa làng Gia Lâm
Địa chỉ Đường vào thôn Gia Lâm, Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội, Vietnam
Thêm bởi admin
Vào ngày 2016-11-05 19:30:53
Các thành viên
Thời tiết tại đây  ...
Các địa điểm gần nhất