Lịch sử - kiến trúc
Đình được xây dựng từ lâu đời, dùng làm nơi để thợ ăn nghỉ khi xây dựng chùa Bút Tháp. Ngôi đình gồm 5 gian ngoài, có đủ sàn bằng gỗ lim và ba gian kiến trúc rất đồ sộ. Bên phải và bên trái phía trước là 2 dãy giải vũ, mỗi dãy 5 gian.
Trong kháng chiến, toàn bộ sân đình và 10 gian giải vũ đã phải tháo dỡ để phục vụ kháng chiến. Năm 1982 đình sử dụng làm kho chứa đay đã bị hoả hoạn, nhân dân cứu chữa nên giữ được nguyên vẹn toàn bộ đồ thờ. Hiện nay dân địa phương đã tạo dựng lại 5 gian đình ngoài nhỏ hơn, còn 3 gian hậu cung vẫn còn nguyên vẹn và những bức chạm gỗ vẫn còn lại. Trước cửa đình có một giếng hình bát giác, 7 tấm bia đá dài 1,2m, cao 1m, dầy 0,15, giữa có cột đá vuông đầu cột tiện tròn.
Di vật
Hiện vật có giá trị hiện còn lưu lại tại đình là 3 bộ đại trào, 3 cỗ ngai, 3 long sàng sơn son thiếp vàng, 3 bộ đòn bát cống sơn son thiếp vàng, 9 chiếc đài đồng để tế, 2 mâm bồng bằng đồng để đài và mâm để tế, 1 hương án ở giữa đục chạm trổ, một cửa võng trước cửa hậu cung, ba trống, một chiêng, 3 quạt cò để che kiệu khi rước, 4 long tán và cờ sai, 10 lá cờ ngũ phương, 1 bộ thất sự bằng đồng loại cổ, 2 lọng vàng, một lá cờ loại to.
Lễ hội
Các ngày lễ hội của đình tháng 2 từ 3 đến 16, tháng 7 từ 12 đến 15 và tháng 8 từ 13 đến 16 âm lịch.