Chùa Vô Vi
Chùa Vô Vi - Phụng Châu, Chương Mỹ, Hà Nội - 09092020 |
Chùa Vô Vi - Phụng Châu, Chương Mỹ, Hà Nội - 09092020 |
Thăm Quan Cảnh Đẹp Các Chùa Huyện Chương Mỹ - Hà Nội |
Chùa Vô Vi - Nét Khắc Thời Gian |
|
Tổng quan
Dãy núi Tử Trầm nằm cách trung tâm Hà Nội hơn 20km. Núi thuộc xã Phụng Châu - huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Chân núi có một ngôi chùa nổi tiếng - chùa Trầm. Nhưng nằm trong quần thể núi đồi, di tích nơi đây còn có một ngôi chùa độc đáo khác có cái tên nghe rất lạ: Vô Vi.
Chùa nằm cách Hà Nội không xa, cứ thẳng đường 6 đi, qua khỏi Hà Đông chừng 7km, bên trái là thị trấn Chúc Sơn, chếch bên phải là có thể nhìn thấy núi Ninh Sơn - tục gọi là núi con phượng. Có 2 đường để bạn có thể tìm đến chùa một cách dễ dàng. Một là đi xuyên làng Ninh Sơn, hai là có thể lượn xe vòng phía sau núi. Đỉnh Vô Vi là một núi đá nhỏ, tách khỏi dãy Tử Trầm - còn gọi là núi con rồng mà Vô Vi được ví như viên ngọc, nằm chênh vênh giữa trời đất.
Men theo chân núi nhấp nhô đá, từ chùa Trầm sang núi Vô Vi chỉ vài trăm bước. Tương truyền, vào thế kỷ thứ X, một trong những thủ lĩnh của 12 sứ quân đến đây mai danh ẩn tích rồi dựng lên ngôi chùa. Thời Tiền Lê, chùa xây dựng ở chân núi có tên gọi là Phúc Trù tự. Thời Trần chùa được xây dựng ở lưng núi gọi là Trai Tinh tự. Thời Hậu Lê, niên hiệu Hồng Thuận 6 (1514) chùa dời lên gần đỉnh núi như ngày nay, đổi lại tên như thời Đinh là Vô Vi tự.
Vì nằm trên đỉnh núi nên chùa không rộng, chỉ chừng hơn 10m2, tượng Phật cũng không có nhiều nhưng kiến trúc chùa còn gần như nguyên vẹn. Trên vách núi còn treo một quả chuông đúc năm 1814. Bước qua hơn 100 bậc thang đá quanh co là lầu Nghênh Phong (đón gió) trên đỉnh núi. Đứng trên lầu Nghênh Phong, phóng tầm mắt là có thể ngắm dòng sông uốn khúc, ruộng đồng phì nhiêu, khung cảnh thanh bình, bao nhiêu mệt mỏi, bụi bặm bon chen nơi phố xá náo nhiệt, bỗng chốc tan biến…Theo đạo Phật, từ vô vi nghĩa là không phụ thuộc. Không bị ảnh hưởng, không vì nhân duyên mà sinh ra. Trong Phật giáo nguyên thủy, thì chỉ có Niết bàn được xếp vào hạng vô vi. Tất cả các pháp còn lại là hữu vi.
Sự tĩnh lặng của ngôi chùa cùng khung cảnh yên tĩnh sẽ khiến những muộn phiền hàng ngày trong bạn biến mất. Trước mắt bạn là ánh nắng mặt trời lấp lánh phản chiếu trên dòng sông, những cây hoa đại nở từng bông trắng rụng trước sân chùa... Cảm giác ấy khiến ai đã đến một lần còn mãi nhớ… (Nguồn: ANTĐ)
Toạ độ
Hình ảnh
[xem cả trang] [Google Images]
VÔ VI TỰ BI
Bia chùa vô vi
Văn bia trùng tu chùa Vô Vi, núi Trác Sơn, của trưởng sãi là Trì Uy Tướng quân Bảo Uy ty Hiệu Uý trực Quang Thiên điện Tạ Văn Công và bọn Hà Đồng, Đỗ Khắc Bộ, Nguyễn Bá Khôi, Nguyễn Chi, Nguyễn Nhiễm, Trương Văn La ở thôn San xã Tử Trầm huyện Ninh Sơn, phủ Quốc Oai [nay là xã Phụng Châu huyện Chương Mỹ, Hà Nội].
Chùa Trác Sơn là một cổ tích vậy, xưa kia Vô Vi đại sĩ làm ăn phát đạt đã cúng của cải, phát tâm lên núi Trác Sơn dựng chùa thờ Phật, rồi xuất gia tín phụng, sống trọn tuổi già ở đây. Do chùa hang Vô Vi từ thời Trần đến thời Hồ lăng dời hang đổi...
Thánh Thiên tử trung hưng vận hội, Ưu bát đàm lại lần nữa nở hoa, nhân sinh được yên hưởng phúc lành, dân đen được tắm gội nhân đức. Bọn trưởng sãi gặp buổi thịnh thời, muốn trồng thiện căn, kết diệu quả. Ngẫm nền cũ chẳng còn như xưa nhưng thấy đất này vẫn là thắng tích linh thiêng, bèn phát cây sửa lợp cưa gỗ xẻ đá,..bậc bậc lên cao như thang mây.. Đỉnh tầng thứ nhất dựng một tiểu am, đỉnh tầng thứ hai dựng một đại điện. Cửa song sáng rạng rỡ. Thật xứng là đệ nhất diệu kính vậy.!
Lại thêm phía trước phía sau nhà cửa xóm thôn la liệt. Bên phải bên trái có sông có núi cảnh trí thanh u. Sông Đàm chảy vòng về phía Đông uốn quanh ôm núi Tam Thần vào chính giữa. Núi Tử Cực sừng sững phía Bắc thu gom mây ngũ sắc vào trong tầm nhìn. Liếc sang bên Tây núi Tiên Sơn xa xa tựa như rồng cuộn, trông về phía Nam suối Phương Tuyền lóng lánh như Ngọc Nữ treo gương. Sản vật tốt tươi địa linh nhân kiệt, bốn bề phẳng lặng, chẳng nhuốm bụi trần. Hội tinh anh của tam giới, tụ phúc đức của thập phương. Chùa cao ngang núi, núi thiêng cùng Phật. Chùa này được làm ra là để cùng núi kia trường tồn, cùng trời đất..công đức chẳng phải là lớn lắm sao [?] Phúc địa Ninh Sơn có hai hang động tự nhiên là ..và..Phật tích lấy Phật để gọi tên, Tiên Sơn lấy Tiên để gọi tên mà rất nghiệm ý ở chỗ: núi nổi danh chẳng vì cao mà bởi có tiên, sông linh thiêng chẳng tại sâu mà nhờ có rồng. Chùa Vô Vi chẳng phải là phúc địa sao[?] Chùa được hoàn thành vào ngày mùng 10 tháng 12, nhân đó mài núi khắc bia để truyền lại mãi mãi.
Được đức Tông Kiến Hoàng đế [tức hoàng tử Lê Tân, con trai thứ 5 của vua Lê Thánh Tông] tặng Huy nhân là Nguyễn Thị Vẽ và các sãi là Nguyễn Lư, Hà Thanh, Nguyễn Quỹ, Tống Lễ, Đỗ Khiêm, Nguyễn Tư, Tống Bá Chi, Trương Văn Bài, Đặng Bá Thứ, Trương Văn, Nguyễn Tử Du, Nguyễn Chuyển, Nguyễn Văn Đối, Tạ Văn Công cùng vợ là Nguyễn Thị Càn, tiến cúng một thửa ruộng ở xứ Ải...đông gần chân núi, tây gần dưới ngòi. Nguyễn Duy Phiên, Nguyễn Viết cùng vợ là Lê Thị Quý, cháu là Nguyễn Cảnh Thái, Nguyễn Lư, Nguyễn Tú, Nguyễn Như Đại, Nguyễn Ngạch tiến cúng ruộng tại xứ Dài..., Đông gần ruộng Tống Bá Cự, tây gần ruộng Tống Vinh.
Năm Ất Hợi, niên hiệu Hồng Thuận thứ 7 (1515), qua ngày rằm cuối đông.
Đỗ Toàn Nhân soạn.
Ngô Tống Niết, Trần Nhân Lý khắc.
Sinh đồ bản phủ là Trương Văn Dung viết chữ.
( Bản dịch của Tiến sĩ Phạm Thị Thùy Vinh )
Bài viết
Bình luận
Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
|
|
Địa chỉ |
Phụng Châu, Chương Mỹ, Hà Nội, Vietnam |
Thêm bởi |
admin |
Vào ngày |
2017-04-22 02:58:55 |
Các thành viên |
|
|
|
(393 m) |
(387 m) |
(481 m) |
(645 m) |
(1.37 km) |
(1.37 km) |
(1.62 km) |
(1.60 km) |
|