Núi Nhồi
Núi An Hoạch, núi Khế, Nhuệ sơn
HÒN VỌNG PHU Ở NÚI NHỒI, THANH HÓA |
|
Tổng quan
Núi Nhồi thuộc làng Nhồi, tên chữ là núi An Hoạch, xưa còn gọi là núi Khế hay Nhuệ Sơn, nay thuộc địa phận phường An Hoạch và các xã Đông Hưng, Đông Tân, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hoá.
Núi Nhồi đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích nghệ thuật thắng cảnh cấp quốc gia tại Quyết định số 983/VH-QĐ ngày 8/4/1992.
Núi Nhồi có độ cao hơn 100 m, chu vi khoảng 4.000 m. Phía đông giáp làng Nhồi, tây bắc giáp núi Chồng Mâm có vẻ đẹp kỳ thú. Phía nam giáp núi Nấp (tên chữ là Quảng Nạp).
Với dáng vẻ như một con voi khổng lồ đang nằm phủ phục, núi Nhồi đã cùng với núi Long phía bên kia sông Nhà Lê (sông được đào từ đời Hồng Đức nhà Lê) tạo nên cảnh thế "Voi phục hổ chầu".
Nổi bật nhất của cảnh quan núi Nhồi là trên đỉnh núi có một cột đá đứng sừng sững, cao khoảng 20 m, giống hình một người phụ nữ bế con, đứng nhìn đăm đăm về phía biển đông, mà từ xa xưa, bằng trí tưởng tượng phong phú, nhân dân đã gọi là Hòn vọng phu - Người vợ chờ chồng. Cũng như nàng Tô Thị ở vùng núi Lạng Sơn và ở ven biển Bình Định, Hòn vọng phu nơi đây cũng được tồn tại với một truyền thuyết đầy tính nhân bản.
Chung quanh vùng núi Nhồi xưa kia còn có nhiều đền, chùa kiến trúc bằng đá với những tấm bia chùa Báo Lai dựng năm 1100, các tượng, chim thần Ga-du-ra, tượng các võ sỹ, tượng phật ở các chùa thể hiện nét nghệ thuật điêu khắc đương thời. Chùa Tiên Sơn ở ngay chân núi phía đông núi Nhồi cũng là nơi lưu lại nhiều bức phù điêu quý, khắc các tượng Quan Đế, Chu Xương và các tượng voi đá, ngựa đá. Những pho tượng Chùa Tiên Sơn, động Quan Lão, chùa Báo Lai... và những bức phù điêu khắc trên vách đá núi Nhồi là những tác phẩm nghệ thuật khắc đá vô cùng quý giá.
Ngoài ra, đây còn là nơi phát hiện ra một số hiện vật đồng thau: Rìu, dao găm, đục, giáo... và nhiều bộ xương của người cổ xưa, ở tầng văn hóa 0,60 - 1,80 m.
Trải qua thời gian có nhiều biến đổi, và do việc khai thác đá thiếu kế hoạch, những di vật quý giá và cảnh quan kỳ thú ấy đã bị hư hỏng nhiều. Nhưng khu di tích thắng cảnh núi Nhồi vẫn là nơi hấp dẫn du khách gần xa.
Núi Nhồi có đặc điểm là đá có màu xanh, thường dùng làm khánh bia, bia đá, cột đá, chân cầu, tượng đá… Ðá núi Nhồi thớ mịn, có độ dẻo và cũng có độ rắn nhất định nên dễ chế tác, đặc biệt khi chạm khắc những hoa văn mềm, vì vậy được xem là loại đá có chất lượng cao. Ngoài ra, đá núi Nhồi còn được sử dụng để nung vôi, một sản phẩm quan trọng cho xây dựng và nông nghiệp.
Núi Nhồi có nguồn nguyên liệu đá dồi dào với nhiều loại đá quý hiếm ít thấy trên đất nước ta. Từ xa xưa, vẻ đẹp và chất lượng đá ở đây đã được sử sách ghi nhận: Sắc đá óng ánh như ngọc lam, chất xanh biếc như khói nhạt. Chính từ những loại đá chất lượng cao như vậy, những nghệ nhân nơi đây với đôi tay khéo léo đã làm ra những sản phẩm nổi tiếng còn lưu truyền cho tới tận ngày nay.
Tại các động thờ trên núi, trong các am nhỏ hay ở những điện thờ của nhiều gia đình trong vùng, những tế khí, những đồ thờ phụng bằng sản phẩm đá đều được xem là những vật thiêng. Ðền Thượng của xã Ðông Hưng còn lưu giữ cả một hệ thống voi đá, ngựa đá có giá trị mỹ thuật cao.
Từ lâu, đá núi Nhồi đã sớm được khai thác để dùng trong những việc như vậy, và cũng vì sớm nổi tiếng nên quan lại cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc không bỏ qua cơ hội khai thác đá núi Nhồi. Theo sách Vân Ðài loại ngữ của Lê Quý Ðôn thì: Phạm Ninh làm Thái thú Dự Chương nước Tấn thường sai lại viên đến đây lấy đá làm khánh... gần hết nhẵn cả núi.
Tấm bia đồ sộ cao 4 m, rộng 2 m, dày 0,5 m, nặng hàng chục tấn ở lăng Tự Đức (Huế) cũng được làm bằng đá ở đây. (Nguồn: wikipedia)
Toạ độ
Các địa điểm thuộc Núi Nhồi [tra cứu]
Image by 2.bp.blogspot.com |
Image by 4.bp.blogspot.com |
Image by 1.bp.blogspot.com |
© Đỉnh Vọng Phu ở Núi Nhồi |
Image by static.panoramio.com |
Image by 3.bp.blogspot.com |
Image by 3.bp.blogspot.com |
© Toàn cảnh chùa Tiên Sơn |
© Từ chùa Tiên Sơn nhìn ra đỉnh Vọng Phu Image by 1.bp.blogspot.com |
© Tượng đá ở chùa Tiên Sơn |
© 4 chữ Hán lớn Kiệt Nhiên Trung Trĩ, dịch là Sừng Sững Giữa Trời. Ðó là những chữ mà quan Tổng đốc Thanh Hóa Nguyễn... Image by image.tienphong.vn |
Image by www.dulichthanhhoa.vn |
Bài viết
- Đá làng Nhồi
petrotimes.vn Người dân nơi đây được sinh ra giữa tứ bề là đá. Họ sống bằng nghề làm đá. Và đá đã nuôi sống họ hàng trăm,
- Bức phù điêu và tượng cổ trên vách núi - VnExpress
vnexpress.net Vách núi cheo leo quanh đền Thượng (TP Thanh Hóa) được chạm khắc phù điêu và nhiều tượng đá kỳ lạ. Sau hàng trăm năm, bức phù điêu cổ ở khu di tích lịch sử cấp quốc gia này vẫn còn khá nguyên vẹn. - VnExpress
- Du lịch, GO!: Về xứ Thanh lên đá Vọng Phu
dulichgo.blogspot.com
- Núi Nhồi – An Hoạch sơn một vùng danh sơn thắng tích
baothanhhoa.vn (THO) - “Trấn sơn phương Đoài” cho Hạc thành Xứ Thanh, thành phố Thanh Hóa, là núi Nhồi còn gọi núi Khế, núi Nhuệ, chủ sơn của quần thể An Hoạch bao gồm cả núi Nấp, núi Vức, núi Hoạch Linh, núi Hinh Bồng...
- Núi Nhồi – Wikipedia tiếng Việt
vi.wikipedia.org
- Núi Nhồi Thanh Hóa - Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa
truyenhinhthanhhoa.vn
- Về Thanh lên đá Vọng Phu - 07-02-2016 | Văn nghệ | Báo điện tử Tiền Phong
www.tienphong.vn
Bình luận
Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
|
|
Địa chỉ |
39 QL47, An Hoạch, Tp. Thanh Hoá, Thanh Hoá, Vietnam |
Thêm bởi |
admin |
Vào ngày |
2017-11-01 22:07:20 |
Các thành viên |
|
|
|
(45 m) |
(83 m) |
(342 m) |
(3.62 km) |
(5.06 km) |
(5.45 km) |
(5.95 km) |
(6.66 km) |
|