Chùa Dâu
Pháp Vân tự, pagode de Dung-yen
Video1 |
Video1 |
Chùa Dâu - Sunny- Bảo tàng 29B- ĐHVH Hà Nội |
Tìm hiểu về chùa Dâu-Ngôi chùa cổ ở Thuận Thành-Bắc Ninh |
Lễ hội chùa Dâu và tín ngưỡng thờ Tứ Pháp |
Luy Lâu và tín ngưỡng Tứ Pháp |
CÂY TÁO NỞ HOA | Chùa Dâu | Phong tục thắp hương | Làng hương Cao Thôn |
|
Tổng quan
Chùa
Dâu còn có các tên gọi khác: Cổ Châu tự, Thiền Đình tự, Thiên Ứng tự,
chùa Pháp Vân. Chùa tọa lạc ở phía Nam đô thành Luy Lâu (nay thuộc làng
Khương Tự, xã Thanh Phương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Sách Thiền uyển tập anh
ghi nhận: Ở Luy Lâu có 20 bảo sái, độ được hơn 500 vị sư Tăng, dịch
được 50 bộ kinh Phật, Luy Lâu trở thành đất Phật sớm nhất ở nước ta. Từ
thế kỷ I, chùa Dâu đã trở thành trung tâm Phật giáo đầu tiên của dân tộc
- là ngôi chùa cổ kính nhất Việt Nam.
Xa xưa, sông Dâu chảy nối liền sông Đuống, tiến sâu vào xã Thanh
Khương uốn khúc, lượn lờ tạo nên một vùng tự thủy. Đây chính là nơi âm
dương giao hòa, đất trời gặp gỡ tạo nên một vùng đất thiêng. Bao quanh
chùa là 12 làng, các nhà địa lý phong thủy nổi danh cho đây là thế đất
lớn. Chính vì lẽ đó mà Sỹ Nhiếp đã xây kinh đô Luy Lâu và chính nơi đất
lành này mọc lên một ngôi chùa về sau trở thành trung tâm Phật giáo của
người Giao Chỉ.
Kiến trúc chùa Dâu
Chùa Dâu ra đời cùng với truyền thuyết Man Nương, nhiều học giả cho
rằng: Ban đầu chùa Dâu chỉ là một chiếc am nhỏ được xây dưới gốc cây đa.
Cũng có người cho chùa Dâu do Sỹ Nhiếp xây dựng... Trải qua bao biến
đổi thăng trầm của lịch sử, vào năm 1313 dưới triều vua Trần Anh Tông,
chùa Dâu được Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi dày công tu bổ thành
chùa 100 gian, tháp 9 tầng, cầu 9 nhịp. Chùa Dâu ngày nay có kiến trúc
nội công ngoại quốc: Mặt hướng về phía Tây, nhìn ra sông Dâu, trước kia,
du khách muốn qua chùa phải đi qua tam quan đồ sộ, rồi đi qua một khu
đất rộng, hai bên là hai dãy ao dài nước trong vắt, soi bóng cầu 9 nhịp
có mái lợp vắt qua sông mới bước được vào ngôi từ đường 7 gian rồi tới
thiêu hương và thượng điện, nằm lọt giữa bốn dãy nhà xây theo hình chữ
nhật. Giữa sân là tháp Hòa Phong xưa cao 9 tầng nay chỉ còn lại 3 tầng.
Cái độc đáo của kiến trúc chùa Dâu khác xa các chùa khác
là tháp xây giữa chùa. Tháp Hòa Phong được dùng để tế lễ, cầu trời Phật
cho mưa thuận gió hòa. Trong khu vực chùa Dâu còn có một cái giếng to
tròn: Tương truyền là dấu tích chiếc gậy của Khâu Đà La tặng Man Nương.
Man Nương đã chọc gậy xuống đất tạo thành giếng làm cho nước phun ra,
lấy nước chống hạn cho dân. Vì lẽ đó mà người xưa đã xây tháp Hòa Phong
để kỷ niệm về sự kỳ diệu đó chăng?
Chùa Dâu còn nổi tiếng về điêu khắc với những mảng chạm: Tòa sen, các
hình rồng, 101 pho tượng và những di vật trong tháp Hòa Phong: Chuông
đồng đúc năm 1793, khánh đồng đúc năm 1817... Chùa Dâu cùng với các
chùa: Thành Đạo, Phi Tướng, Phương Quan thờ tứ pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ,
Pháp Lôi, Pháp Điện cùng chùa Tổ Nghiêm Phúc tự (chùa Tổ Man Nương) hợp
thành một thể thống nhất. Chùa Dâu là trung tâm Phật giáo nên được nhiều
nhà tu hành nổi tiếng trên thế giới: Tì Ni Đa Lưu Chi, Khâu Đà La, Chi
Lương Cương, Pháp Hiền... đến tu hành và truyền đạo.
Chùa Dâu - Trung tâm tượng Phật Việt Nam
Cái đặc biệt của chùa Dâu là tượng Phật chính là 4 người đẹp Việt Nam:
Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Đạo Phật đến chùa Dâu sớm nhất,
người xứ Bắc đã chọn lọc và sáng tạo ra dòng thiền độc đáo Việt Nam mà người xưa quen gọi là hệ thống Tứ pháp. Đặc trưng của dòng thiền này là người phụ nữ được đề cao. Tượng Phật Việt Nam
là trung tâm của chùa Dâu - niềm tự hào chính đáng của người Đại Việt.
Tượng Pháp Vân được đặt ở chính điện, thể hiện lòng tự cường dân tộc và
tôn vinh những phụ nữ tài năng đức độ.
Đặc biệt theo sự đánh giá của giới nghệ thuật trong và ngoài nước thì
pho tượng Pháp Điện là một tác phẩm kiệt xuất có một không hai của nhân
loại: Tượng Pháp Điện (Thần Sấm sét), trong dân gian được gọi là Giàng,
cao 1,6m, được đặc tả nổi bật hai đặc điểm: vừa là Phật, vừa là thần.
Thần: Bà là Pháp Điện, Phật: Bà là hóa thân của Đức Quan Âm. Thoáng nhìn
thấy Pháp Điện ngồi trên tòa sen với những đường nét mềm mại, tinh
khiết, tự nhiên, thư thái. Nhưng khi thể hiện quyền uy của thần thì nghệ
nhân khắc họa rất tinh tế và sắc sảo trên nét mặt và đôi bàn tay. Trong
tất cả các pho tượng Phật, trừ tượng Di Lặc với nụ cười hoan hỷ, còn
hầu hết đều biểu đạt nét mặt vô vi đến siêu thoát. Tượng Pháp Điện thì
trái lại: Bà được tạc là một giai nhân tuyệt sắc như người thật: mũi
cao, mặt nở, nét mặt thanh tú, làn mi cong dài, miệng cười hé mở. Người
đời nay đánh giá: Đó là Gia Lô Công - một tác phẩm vô giá của nhân loại.
Nếu như pho tượng Pháp Điện biểu hiện vẻ đẹp huyền bí của một mỹ nhân
mà người đời không bao giờ dám mơ ước khát khao bởi nàng luôn ở cao
chót vót trên cõi Niết bàn thì tượng Kim đồng Ngọc nữ ở chùa Dâu lại thể
hiện vẻ đẹp phơi phới của mỹ nhân trần tục theo quan điểm truyền thống
của người Kinh Bắc: Cổ cao ba ngấn, thắt đáy lưng ong, lông mày nét
ngang, vẻ đẹp kiều diễm sang trọng của muôn đời bất diệt. Kiệt tác đó đã
làm rung động hàng triệu con tim của bao thế hệ con người khắp bốn biển
năm châu hành hương về chốn Tổ, để chỉ một lần được ngắm nhìn vẻ đẹp
cao sang của người con gái Bắc Ninh, cái nôi của nền văn hiến Việt Nam.
Ngày 8-4 mở hội chùa Dâu, hàng chục vạn du khách trong và ngoài nước
hành hương về đất Phật cùng 12 làng trong 3 xã: Mẫn Xã, Trí Quả, Thanh
Khương rước kiệu Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Trong ngày hội
tổ chức thi cướp nước về chùa Dâu, thôn nào, kiệu nào ra sông rước nước
mang về trước là thắng cuộc. Du lịch hành hương về chùa Dâu là hành
hương về chốn Tổ, về cội nguồn dân tộc Việt Nam.
(giacngo.vn)
Toạ độ
Hình ảnh
[xem cả trang] [Google Images]
Những hình ảnh quý về chùa Dâu năm 1987 của nhà nhiếp ảnh kỳ cựu, nhà khảo cổ học Nguyễn Văn Kự (khi cùng giáo sư Hà Văn Tấn, giáo sư Nguyễn Tài Thư và Viện triết học). Ông là tác giả ảnh của hai cuốn sách : Đình Việt Nam và Chùa Việt.
Bài viết
Bình luận
Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
|
|
Địa chỉ |
TL282, Thuan Thanh District, Bac Ninh province, Vietnam |
Thêm bởi |
admin |
Vào ngày |
2012-09-27 08:08:50 |
Các thành viên |
|
|
|
(369 m) |
(447 m) |
(677 m) |
(1.16 km) |
(1.24 km) |
(2.35 km) |
(2.30 km) |
(3.18 km) |
|