Đình làng Cống Xuyên
Tổng quan
Đình Cống Xuyên thuộc loại lớn, có tam quan, giải vũ, đại đình. Tam quan có đắp hình rồng rất đẹp. Trong đình còn 2 bia đá cổ. Thời hợp tác xã đình bị trưng dụng làm kho chứa máy móc và thóc, bị đốt mất một cỗ kiệu và nhiều sắc phong, đồ thờ. Kiến trúc đình chủ yếu cuối thế kỷ 18, còn lại một số ít mảng chạm thời Lê. Đình đã được phong làm di tích quốc gia.
Do trông coi kém nên gần đây đình bị mất đôi câu đối cổ. Nhiều cột kèo bị mối xông, nếu không xử lý ngay thì nguy cơ lan rộng.
----------------------------------- Đình Cống Xuyên thuộc làng Cống Xuyên, xã Nghiêm Xuyên, huyện Thường Tín. Đầu thế kỷ XIX, làng có tên là Trương Xuyên, thuộc tổng Đông Cứu, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng.
Đình Cống Xuyên thờ nhiều lớp thần: Ba vị thiên thần, Tổ nghề thợ nề và Phạm Ngũ Lão là danh tướng thời nhà Trần, Tam vị đại vương Lộc Thành Tôn thần, Hoằng Tế đại vương, Hoằng Độ đại vương. Theo các tư liệu cổ và truyền thuyết của nhân dân địa phương thì các vị thần này là: “khi thiêng sông núi hun đúc tạo nên” nhưn hoành phi viết: “Dữ thiện hợp đức” (hợp đức từ trời). Dân gian gọi chung là thiên thần. Bên cạnh, đình Cống Xuyên còn thờ phối hưởng ông Tổ nghề nề.
Theo trình tự, có lẽ khởi thủy đình Nghiêm Xuyên chỉ thờ Tam vị thiên thần. Về sau, vào cuối thời Lê Cảnh Hưng (Theo sắc phong), đình Cống Xuyên thờ cụ Tổ nghề (có miếu riêng) và người anh hùng dân tộc Phạm Ngũ Lão tại đình làng. Phạm Ngũ Lão là một danh tướng nhà Trần. Ông là người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào (Hưng Yên ngày nay). Phạm Ngũ Lão tài trí thông minh, văn võ giỏi hơn người, nên được vua tin giao trọng trách chỉ huy quân đội, lập được nhiều chiến công.
Đình Cống Xuyên là một công trình kiến trúc to lớn, bao gồm nhiều hạng mục xây dưng: Cổng Tam quan, tòa Thiêu Hương, Đại bái, Hậu cung và hai dãy Tả - Hữu mạc. Đình được xây dựng nhìn về hướng Tây. Làng có nghề phụ cổ truyền là nghề thợ nền, nên khi xây dựng đền, đình làng, cá hiệp thợ đều cố gắng mang hết tài năng cống hiến cho công trình tôn giáo này. Do vậy, các mảng đắp vẽ ở đây rất công phu, tinh xảo, kỳ công, các điển tích “Bát tiên”, “Thất thập nhị hiền”, các đề tài dân gian như cá chép, nghê, bầu rượu túi thơ… được đắp nổi quanh tòa Thiêu hương, Tam quan khá sinh động.
Đại bái đình Cống Xuyên là một hạng mục công trình được xây dựng từ thời Lê. Một mốc biển ở gian dĩ bên phải khắc dòng chữ Hán nói về ngôi Đại bái được làm vào năm Vĩnh Thinh thứ 14 (1718). Đại bái gồm 5 gian 2 dĩ. Cột cái ở gian giữa chu vi rất lớn: 1,82m đến 1,88m. Kết cấu theo hình thức bốn hàng chân gỗ và vì nóc kiểu chồng rường. Những lần tu bổ vào thời Nguyễn niên hiệu Tự Đức 29 (1876) dân làng cho phép ai cung tiến cột được khắc tên và chức vụ của mình vào cột để lưu truyền ý nghĩa.
Đình Cống Xuyên là một công trình kiến trúc cổ bề thế, khang trang có tiếng trong vùng. Được Bộ Văn hóa Thông tin cấp bằng di tích lịch sử văn hóa năm 1993.
Toạ độ
Hình ảnh
[xem cả trang] [Google Images]
© Ảnh chụp năm 2013, chắc mùa hè Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
© Chụp vài bức ảnh đình nhân một đám cưới ở quê Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Bài viết
Bình luận
Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
|
|
Địa chỉ |
Cống Xuyên, Nghiêm Xuyên, Thường Tín, Hà Nội, Vietnam |
Thêm bởi |
admin |
Vào ngày |
2018-01-01 07:33:39 |
Các thành viên |
|
|
|
(248 m) |
(799 m) |
(932 m) |
(2.10 km) |
(2.23 km) |
(2.87 km) |
(2.99 km) |
(3.03 km) |
|