Miếu Bảo Hà
Xem sản phẩm tại Triển lãm VR3D.
Quan võ -Miếu Bảo Hà |
Quan võ -Miếu Bảo Hà |
Pho tượng biết đứng lên, ngồi xuống ở Hải Phòng |
Kỳ bí pho tượng nghìn năm tuổi biết đứng lên, ngồi xuống ở Hải Phòng |
|
Tổng quan
Bảo Hà là ngôi miếu thuộc ba thôn: Bảo Động, Hà Cầu và Mai An của xã Đồng Minh huyện Vĩnh Bảo, miếu còn có tên là Tam xã thượng đẳng từ. Thành hoàng của ngôi miếu là Linh Lang đại vương, miếu còn phối thờ ông tổ nghề tạc tượng là Nguyễn Công Huệ.
Nhắc đến xã Đồng Minh huyện Vĩnh Bảo là nhắc đến một địa danh nổi tiếng ở đất Hải Phòng về nghề tạc tượng và múa rối, múa rối nay đã trở thành bộ môn nghệ thuật độc đáo và được các triều đại nghi nhận.
Linh Lang đại vương là một danh tướng thời Lý (1010- 1226), Linh Lang đại vương là hoàng tử Hoàng Chân con vua, mẹ là người làng Bồng Lai. Khi giặc Tống xâm lược nước ta (1069), hoàng tử đã cầm quân chống giặc. Trong một đợt hành quân ngài đã tới trang Linh Động (làng Bảo Hà ngày nay) dựng đồn binh, luyện tập binh sĩ, tuyển mộ quân. Khi ngài mất, dân làng xây miếu thờ ngay trên nền đồn binh xưa. Các triều đại sau như Cảnh Thịnh (1796), Tự Đức, Duy Tân và Khải Định đều phong sắc cho ngài là thượng đẳng thần, còn dân làng tôn ngài là thành hoàng và tạc tượng thờ.
Tượng Linh Lang đại vương trong hậu cung của Tam xã thượng đẳng từ là một bức tượng độc đáo, hiếm gặp trong số những bức tượng hiện có ở Việt Nam. Đó là tượng có thể cử động đứng lên ngồi xuống khi cửa miếu được mở cho mọi người vào hành lễ.
Nhắc đến nghề tạc tượng ta không thể không nhắc đến người có công sáng lập truyền dạy nghề cho dân làng Đồng Minh – Vĩnh Bảo đó chính là Nguyễn Công Huệ. Nguyễn Công Huệ luôn dành được sự kính trọng và sự ưu ái đặc biệt của người dân nơi đây.
Tương truyền vào năm 1407 – 1472 khi giặc Minh đô hộ nước ta, Nguyễn Công Huệ cùng với một số thanh niên trai tráng bị bắt đi phục dịch và bị đưa sang Quan Xưởng ở Trung Quốc làm việc. Trong thời gian bên đất khách, ông đã chú tâm học nghề chạm khắc, sơn mài và châm cứu. Đến đời Lê Nhân Tông (1443- 1459), Nguyễn Công Huệ và những nạn nhân khác được trở về Tổ quốc. Với sự hiểu biết và tâm huyết muốn truyền nghề của mình, ông đã dạy nghề tạc tượng cho dân làng. Nguyễn Công Huệ được mọi người suy tôn là tổ sư nghề tạc tượng.
Một trong những học trò nổi tiếng của ông là Tô Phú Vượng- người đã được vua Lê phong là Kỳ tài hầu. Rất nhiều những bức tượng đẹp trong các chùa như chùa Mía, chùa Thầy tương truyền là do những người thợ tài ba làng Bảo Hà sáng tạo ra.
Tượng Nguyễn Công Huệ được bày ở vị trí cao nhất trên bàn thờ tả gian của nhà tiền đường. Đây là pho tượng điêu khắc khối tròn một cụ già đôn hậu, râu trắng như cước, thế ngồi thanh thoát, ung dung mãn nguyện.
Miếu Bảo Hà có không gian kiến trúc không lớn nhưng ở đây dân làng còn lưu giữ được nhiều di tích quí tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc qua nhiều thế hệ của người Linh Động, Hà Cầu xưa.
Ngày nay nghề tạc tượng tạo những con rối vẫn được duy trì. Đó thực sự là nghề cổ, truyền thống điển hình của một làng quê yêu nghệ thuật của huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
(Nguồn: dulichhaiphong)
Toạ độ
Hình ảnh
[xem cả trang] [Google Images]
Bài viết
Bình luận
Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
|