Landmarks

Nhà đốc phủ Hải

Dinh đốc phủ Hải

Tổng quan

Địa chỉ: Phường 2, Thị Xã Gò Công, Tỉnh Tiền Giang

Nếu Tiền Giang từng được biết đến là một trong những địa phương sở hữu nhiều nhà cổ nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long với con số chừng 350 ngôi nhà cổ được thống kê, thì thị xã Gò Công và huyện Cái Bè lại được xem là “đất lành” của những ngôi nhà cổ. Nổi bật trong số đó phải kể đến ngôi nhà của Đốc phủ sứ Nguyễn Văn Hải tại Gò Công, một di tích kiến trúc độc đáo cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX gắn với giai đoạn nhiễu nhương của đất nước khi Nam kỳ Lục tỉnh bị Nhà Nguyễn cắt nhượng cho Pháp, trở thành lãnh thổ đầu tiên Pháp chiếm được trong quá trình xâm lược Đại Nam…

Nguyên vào năm 1860, sau khi chồng là Dương Văn Bốn qua đời, bà Trần Thị Sanh (con gái thứ sáu của bá hộ Trần Văn Đổ và bà Phạm Thị Phụng) đã cho đắp nền trên một khu đất nằm trong địa giới khẩn hoang của dòng họ Trần, cất một ngôi nhà ba gian lợp lá để sống cùng người con còn sống duy nhất là Dương Thị Hương. Sau đó ít năm, để chuẩn bị đám cưới cho con gái với cậu cử Huỳnh Định Ngươn, bà Sanh đã cho sửa lại ngôi nhà tươm tất, lợp bằng ngói âm dương.

Trong thời gian này, bà Sanh đã có dịp tiếp xúc với Trương Định, một võ quan nhà Nguyễn và là thủ lĩnh chống Pháp năm 1859 – 1864. Bà đã giúp đỡ rất nhiều trong dịp Ông đưa gia quyến cùng những đồng bào Nam - Ngãi vào lập nghiệp khẩn hoang tại vùng Gia Thuận sau nạn đói 1856 – 1858. Với dụng ý ngầm giúp các tổ chức chống Pháp và giữ gìn đất Gò Công, nơi chôn nhau cắt rốn của mình, Hoàng Thái hậu Từ Dũ (mẹ vua Tự Đức và cũng là chị em cô cậu với bà Sanh) từ kinh đô đã khéo vun vén để bà Sanh đi bước nữa làm vợ lẽ Trương Định, được cha mẹ là ông Đổ và bà Phụng công nhận cho làm lễ từ đường.

Là một người giàu có, sở hữu đến 500ha đất trong tay, lại cũng có ý thức yêu nước thương dân, bà Sanh đã tích cực giúp Trương Định xây dựng căn cứ địa Tân Hòa và nhiều đồn lũy rải khắp khu vực, trở thành trung tâm chống giặc Pháp đầu tiên ở Nam kỳ. Trong những ngày khởi nghĩa chống Pháp, Trương Định vẫn thường lui tới ngôi nhà của vợ mình bàn việc quân cơ. Năm 1864, trong một cuộc truy kích của quân Pháp, Trương Định thất thế phải tuẫn tiết tại Gia Thuận. Với tư cách là vợ, bà Sanh đã phải bỏ ra rất nhiều tiền mới được người Pháp cho nhận thi hài và đưa về an táng sơ sài trên đất họ Trần; đến 10 năm sau ngôi mộ mới được người Pháp cho trùng tu.

Sau khi Trương Định mất, bà Sanh đã phát nguyện quy y thọ giới, giao quyền quán xuyến ngôi nhà cho con gái Dương Thị Hương và con rể Huỳnh Định Ngươn. Khi Huỳnh Định Ngươn làm Tri huyện Trường Bình, ngôi nhà này đã được người dân địa phương gọi là “nhà Bà Huyện”. Vào những năm 1880 – 1885, do chán cảnh quan trường, Huyện Ngươn xin cáo quan về trí sĩ. Trong thời gian này, ông đã cho tôn tạo lại ngôi nhà khang trang, thoáng mát để an dưỡng tuổi già. Đây là giai đoạn lột xác mạnh mẽ nhất của ngôi nhà với các công trình chạm khắc gỗ tinh xảo, từ ấp quả đến đầu hồi, từ khuông bao đến chấn gạch, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài…

Khi Huyện Ngươn qua đời, bà Hương ở cùng con gái út là Huỳnh Thị Điệu và con rể là Nguyễn Văn Hải làm chức Đốc phủ sứ. Từ đó người địa phương lại gọi là “nhà Đốc phủ Hải”. Vào cuối thế kỷ XIX khi tại Gò Công nổi lên phong trào xây dựng dinh cơ và các phú hào địa chủ đua nhau khoe khoang nhà cửa,Từ 1885-1890 phong trào xây dựng dinh cơ nổi lên ở Gò Công, các gia đình địa chủ kheo khoang nhà cửa. Chồng bà Điệu là Nguyễn Văn Hải có chút tân học-tài sản cho xây thêm tiền sảnh, hai nhà vuông hai bên phía sau nhà chính để những người làm công trong nhà ở và sắm sửa thêm nhiều đồ đạc Tây, Tàu về chưng dọn trong nhà (nên còn gọi là nhà Phủ Hải).

Năm 1909-1917 ngôi nhà được tu bổ thêm xây tường, làm hàng rào sắt, phía sau xây thêm lẫm lúa rất lớn. Trong đợt trùng tu này tốn hết 10.000 giạ lúa tương đương 250 tấn thóc lúc bấy giờ.

Toàn cục ngôi nhà thành thể cách nội công ngoại quốc rất đặc biệt. Địa cuộc bên ngoài quay về phía Bắc, sau lưng quay về phía Nam. Gồm ba phần: nhà chính có diện tích là 533,26m2, hai nhà vuông 196,4m2 và lẫm lúa. Vật lệu xây dựng chủ yếu là gỗ, gạch, xi-măng, ngói.

Nhà Đốc Phủ Hải thuộc loại kiến trúc dân dụng nhà ở của địa chủ phong kiến cuối thế kỷ 19 đầu 20. Nhà được xây cất theo dạng chữ Đinh (lúc ban đầu), qua nhiều lần tu bổ và xây dựng, toàn bộ ngôi nhà ngày nay gồm ba phần: nhà chánh, hai nhà vuông-nơi ở của những người giúp việc và lẫm lúa (kho thóc của địa chủ).

- Nhà chánh: ba gian hai chái toàn bộ lợp ngói âm dương gồm 36 cây cột, trong đó gỗ chiếm 30 cây gỗ căm xe và gõ.
Tiền sảnh làm theo kiểu Châu Âu, trên các đầu cột và vòm cửa chạm nổi hoa văn dây nho. Các xiên trính đều chạm ba mặt và ở hai đầu. Trên đố và vòm cửa có trang trí bằng nhiều tác phẩm chạm khắc, thể hiện nhiều đề tài khác nhau lồng trong các khung kính hình chữ nhật và hình vuông. Bên trong các khung: tứ quí, hoa, trái, chim, thú tượng trưng cho các loại hoa trái Nam Bộ, trên 4 góc khung có 4 con bướm đang bay hướng vào vòng tròn.

Vào trong nhà tiền đường nối các khoảng cột với nhau là các bộ bao lam bằng gỗ chạm hai mặt thể hiện các đề tài tứ linh, tứ quí, bát bửu. Bên cạnh các bao lam là liễn đại tự để thờ, liễn treo trên cột được khảm xà cừ óng ánh, độc đáo với các tích truyện Tàu ngày xưa: nhị thập tứ hiếu, Văn Vương cầu hiền… hoặc các nhạc cụ cổ truyền Việt Nam: đàn bầu, tỳ bà, sáo trúc được các nghệ nhân thể hiện rất công phu tỉ mỉ. Trên các khánh thờ chạm lưỡng long chầu nguyệt và thếp vàng.

Ngoài các khuôn biển, các liễn đại tự, các đôi liễn trên các vách cột, phải kể đến các đồ dùng quí hiếm hiện nay còn để lại như: tủ, ghế khảm xà cừ, bàn đá cẩm thạch, đồ sứ Trung Quốc và Việt Nam thế kỷ 17-18. Giường Tàu (giường Thất Bảo) mặt loát 6 tấm đá cẩm thạch màu sắc khác nhau, thanh chân chạm nổi hoa lá và khảm xà cừ. Hai bộ đi văng bằng đá cẩm thạch màu trắng vân đen… Đặc biệt các bức tranh vẽ trên kính, hai bộ tranh hạt cườm bằng nhung đỏ, 8 tấm thêu mai-lan-cúc-trước, xuân-hạ-thu-đông.

Tóm lại, các tác phẩm chạm trổ hai mặt, khảm xà cừ được trang trí trong nhà rất phong phú đề tài thể hiện triết lý Nho-Lão-Phật. Ơû đây tác giã đã mạnh dạn đưa nhiều đề tài dân gian và những loại sản vật mang đậm nét vùng Gò Công nói riêng và đồng bằng Nam bộ nói chung. Đồng thời thể hiện nghề chạm khảm xà cừ của vùng Gò Công có tiếng từ xưa đến nay, xứng với câu khen ngợi dân gian:

“Nhất tủ Gò Công, nhì salon Sông Bé”

Với các công trình còn lại của ngôi nhà và hơn 350 khuôn biển trang trí, đại tự, liễn khảm xà cừ + 70 cổ vật có trong nhà hiện nay thì nhà Đốc Phủ Hải là một trong những ngôi nhà địa chủ phong kiến còn lại tiêu biểu nhất ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Tiền Giang nói riêng.

(Nguồn: ditichlichsuvanhoa.com)

Toạ độ

Retrieving
 

Hình ảnh [xem cả trang] [Google Images]

Nhìn từ bên ngoài, nhà Đốc Phủ Hải là một dinh thự cổ nguy nga kiểu phương Tây. Khi vào bên trong, nhiều người không khỏi kinh ngạc trước những gì được chứng kiến…


 © Tọa lạc tại phường I của thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang, Nhà Đốc Phủ Hải được coi là một trong những ngôi nhà...

 © Có lịch sử bắt đầu từ năm 1860, qua nhiều lần tu bổ và xây dựng, toàn bộ ngôi nhà ngày nay gồm ba phần: nhà chính ở...

 © …Hai nhà vuông (nơi ở của những người giúp) việc và lẫm lúa ở phía sau.

 © Tiền sảnh của nhà Đốc Phủ Hải làm theo kiểu Châu Âu, trên các đầu cột và vòm cửa chạm nổi hoa văn dây nho.

 © Cận cảnh các họa tiết trang trí trên cổng chính.

 © Nét đặc sắc trong kiến trúc của nhà Đốc Phủ Hải là tiền sảnh xây bằng gạch kiểu phương Tây nhưng bên trong lại là...

 © Nhà chính là nhà ba gian hai chái lợp ngói âm dương, gồm 36 cây cột, trong đó gỗ có 30 cột làm từ gỗ quý.

 © Nối các khoảng cột với nhau là các bộ bao lam bằng gỗ chạm hai mặt thể hiện các đề tài tứ linh, tứ quí, bát bửu…...

 © Bên cạnh các bao lam là liễn đại tự để thờ, liễn treo trên cột được khảm xà cừ óng ánh, độc đáo.

 © Trên đố và vòm cửa có trang trí bằng nhiều tác phẩm chạm khắc, thể hiện nhiều đề tài khác nhau lồng trong các khung...

 © Cận cảnh một số tác phẩm đặt trong khung kính.

 © Nhà Đốc Phủ Hải còn lưu giữ nhiều đồ dùng quí hiếm như: tủ, ghế khảm xà cừ, bàn đá cẩm thạch, đồ sứ Trung Quốc...

 © Giường Thất Bảo chạm nổi hoa lá và khảm xà cừ.

 © Các tác phẩm đã thể hiện danh tiếng xưa nay của nghề chạm khảm xà cừ vùng Gò Công, xứng với câu khen ngợi dân gian:...

 © Trong không gian Á Đông của ngôi nhà cũng xuất hiện khá nhiều vật dụng của phương Tây như những hộp đèn này.

 © Một chiếc tủ mang nhãn hiệu Pháp.

 © Đèn treo trần nhà kiểu châu Âu.

 © Nhà Đốc Phủ Hải được bà Trần Thị Sanh (vợ của Trương Định) cho xây dựng vào năm 1860, khi đó chỉ là nhà ba gian lợp...

 © Kể từ cuối những năm 1890, ông Hải cho xây dựng thêm tiền sảnh kiểu Tây cùng các công trình phía sau nhà chính và sắm...

 © Ngày nay, nhà Đốc Phủ Hải là một trong những ngôi nhà địa chủ tiêu biểu nhất ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung...


Bài viết



Liên kết [Google search]



Bình luận

Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
Nhà đốc phủ Hải
Địa chỉ
Thêm bởi admin
Vào ngày 2020-03-30 22:36:13
Các thành viên
Thời tiết tại đây  ...
Các địa điểm gần nhất