Landmarks

Lăng Nguyễn Diễn

Lăng Hồng Vân, lăng Nguyễn Đình Diễn, lăng Quan trấn

Tổng quan

Lăng Nguyễn Diễn còn gọi là lăng Hồng Vân. được xây dựng năm 1770 (thời vua Lê Hiển Tông, 1740 - 86) trên đỉnh núi Lim, xã Văn Tương, Tiên Sơn, Bắc Ninh.

Nguyễn Diễn, quê làng Đình Cả, Nội Duệ, Tiên Sơn (gần nơi dựng lăng) được nhà Lê cử làm quan trấn thủ xứ Thanh Hoá, tước "Hiếu trung hầu" và khi chết được phong Duệ vương. Lăng có 2 khu vực trong và ngoài: sinh từ, phần mộ, đăng đối qua một trục "thần đạo" có 2 dãy tượng chầu (võ sĩ, nghê, ngựa, chó, vv.). Trên trục chính còn có bàn đá, ngai đá, bia đá, vv. Tấm bia đá, có khắc dòng chữ: "Kính Vân từ kí", mái bia hình vuông, bốn góc uốn cong và có diềm trang trí (khắc năm 1770). Phần mộ ở phía sau là một khu đất đắp cao, xây bờ bằng đá ong. Phía trước có bậc cấp dẫn lên mặt bằng phần mộ, tại đây xưa đặt sập đá, trên sập có ngai đá kích thước khá lớn. Nhà bia có kết cấu kiểu tháp với 3 tầng mái và mở cửa ra 4 mặt, xây dựng bằng đá ong. Kiến trúc khu lăng có sắc thái dân gian và mang tính địa phương khá đậm nét.

Hội Lim chính là hội chùa làng lim và đôi bờ sông Tiêu Tương. Hội Lim trở thành hội hàng tổng (hội vùng) vào thế kỷ 18. Khi quan trấn thủ xứ Thanh Hóa Nguyễn Đình Diễn là người thôn Đình Cả, Nội Duệ, xứ Kinh Bắc, có nhiều công lao với triều đình, được phong thưởng nhiều bổng lộc, đã tự hiến nhiều ruộng vườn và tiền của cho tổng Nội Duệ trùng tu đình chùa, mở mang hội hè, gìn giữ thuần phong mỹ tục. Ông còn cho xây dựng trước phần lăng mộ của mình đặt tên là lăng Hồng Vân trên núi Lim. Do có nhiều công lao với hàng tổng và việc ông đặt hậu ở chùa Hồng ân, nên khi ông mất nhân dân tổng Nội Duệ đã tôn thờ làm hậu thần, hậu Phật hàng tổng. Văn bia lăng Hồng Vân có tên Hồng Vân từ bi ký niên đại Cảnh Hưng 30 (1769) hiện giữ ở đình thôn Đình Cả đã cho biết khá rõ lai lịch, công trạng và việc thờ phụng hậu hàng tổng Nguyễn Đình Diễn mỗi năm hai dịp vào "ngày sinh" và "ngày hóa" của ông tại lăng Hồng Vân và chùa Hồng ân trên núi Lim. Song trải tháng năm lịch sử, hội Lim đã có nhiều lớp văn hóa, trong đó người ta chỉ tổ chức tế lễ hậu thần vào một dịp là ngày 13 tháng giêng trùng với hội chùa Lim. Chính vì vậy mà có hội Lim và đây là hội hàng tổng

Toạ độ

Retrieving
 

Hình ảnh [xem cả trang] [Google Images]

LĂNG HỒNG VÂN
Hội Lim, huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh được hình thành trên cơ sở lễ hội truyền thống của các làng trong tổng Nội Duệ - bao gồm 6 làng xã: Nội Duệ (gồm Đình Cả và Lộ Bao), Nội Duệ Khánh, Nội Duệ Nam, Lũng Giang, Xuân Ổ và Duệ Đông. Mà chủ thể chính của hội Lim là hai thôn Lộ Bao và Đình Cả.
Trong lịch sử hình thành và phát triển hội Lim có sự đóng góp lớn của các vị thiện tín như Cơ quận công Đỗ Nguyễn Thụy; Cảnh Trung hầu Nguyễn Đình Diễn và Bồ Đề Ni thường gọi là Mụ Ả, tu hành tại chùa Hồng Ân trên đồi Lim.
Cơ quận công Đỗ Nguyễn Thuỵ đã phát triển từ lễ hội đình tế thần cầu phúc của các làng xã vùng Lim lên lễ hội hàng tổng Nội Duệ vào dịp mùa thu tháng Tám. Cụ trấn Thanh Hoa Nguyễn Đình Diễn tiếp tục phát triển và đổi mới hội Lim đã cấp tiền của ruộng đất cho hàng tổng để chuyển hội hàng tổng từ mùa thu tháng Tám hàng năm sang mùa xuân tháng Giêng hàng năm.
Cảnh Trung hầu Nguyễn Đình Diễn đã mua đất trên đồi Lim để dựng sinh phần cho mình. Theo ảnh được chụp lại dưới thời Pháp thì ngôi lăng mộ rất bề thế, tường gạch bao quanh, có tượng người, tượng thú đứng canh, bệ thờ đồ tế tự đều bằng đá. Trong thời kỳ chống Mỹ lăng bị tàn phá nặng nề, hiện vật thất lạc và bị vỡ nát. Một chiếc quán tẩy bằng đá về sau được tìm thấy và mang về Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh để trưng bày.
Hiện nay lăng đã được khôi phục nhưng quy mô chẳng còn được như xưa. Hiện vật của ngôi lăng cũ chỉ còn vài chiếc hương án, một tượng võ sĩ và tấm bia "Hồng Vân từ ký" dựng năm Cảnh Hưng 30 (1769).





























Bài viết



Liên kết [Google search]



Bình luận

Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
Lăng Nguyễn Diễn
Địa chỉ
Thêm bởi admin
Vào ngày 2020-05-02 01:51:36
Các thành viên
Thời tiết tại đây  ...
Các địa điểm gần nhất