Ô Quan Chưởng
Porte de la rue Jean Dupuis, porte Jean Dupuis
Ô Quan Chưởng – Cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành Thăng Long xưa |
|
Tổng quan
Theo sử sách ghi chép vào đời vua Lê Hiến Tông (1740-1786) niên hiệu Cảnh Hưng, Thăng Long có mười sáu cửa ô. Đến thế kỷ XX thì trên sách báo chỉ còn nhắc đến tên của năm cửa ô, với câu thơ nổi tiếng của Xuân Diệu khi nói về ngôi sao vàng “năm cánh xòe trên năm cửa ô ”. Ðó là Ô Cầu Giấy, Ô Cầu Dền, Ô Chợ Dừa, Ô Ðống Mác và Ô Quan Chưởng.
Ô Quan Chưởng hay còn gọi là ô Đông Hà, tên chữ là Đông Hà môn (東河門, tức cửa phường Đông Hà), là một cửa ô của Hà Nội xưa, nằm ở phía Đông của toà thành đất bao quanh Kinh thành Thăng Long, được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ ba (1817) được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay. Đây là một trong 21 cửa ô còn sót lại của thành Thăng Long cũ.
Ngày nay, ô Quan Chưởng nằm nằm trên phố Ô Quan Chưởng, đầu phố Hàng Chiếu, gần dưới chân cầu Chương Dương. Thời xưa, ô Quan Chưởng nằm trên đường từ trong thành phố đi ra bờ sông, thuộc địa phận phường Đông Hà, tổng Hậu Túc (sau đổi là Đồng Xuân), huyện Thọ Xương cũ. Từ cửa ô ra đến bờ sông Hồng là con đường dài tám chục mét. Phía ngoài cửa ô trước kia coi như đất ngoại thành.
Cổng xây có vọng lâu được canh gác và kiểm soát cẩn mật để giữ an ninh cho khu phố buôn bán bên trong. Hiện cửa ô còn nguyên lối tam quan với cửa chính và hai cửa phụ hai bên, trên nóc cửa chính có vọng lâu, tường phía trái cửa chính có gắn một tấm bia đá do Tổng đốc Hoàng Diệu cho đặt năm 1881 ghi lệnh cấm người canh gác không được sách nhiễu nhân dân mỗi khi qua lại cửa ô. Bên trên cửa lớn có ba chữ Hán 東河門 (Đông Hà môn).
Toạ độ
Hình ảnh
[xem cả trang] [Google Images]
© Nằm ở địa phận phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Ô Quan Chưởng là cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành... |
© Theo sử sách, cửa ô này được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), có tên chữ là Đông Hà Môn (cửa Đông Hà – cửa... |
© Công trình này đã từng được trùng tu, sửa chữa hai lần, đó là vào năm Gia Long thứ 3 (1804) và năm Gia Long thứ 16 (1817).... |
© Cửa Ô Quan Chưởng được thiết kế theo kiểu vọng lâu - một kiểu kiến trúc đặc trưng thời Nhà Nguyễn, có mặt trước... |
© Công trình bao gồm 2 tầng. Tầng dưới có 3 cửa, một cửa nằm chính giữa, cao và rộng khoảng 3m, hai cửa phụ nằm ở hai... |
© Tầng trên có vọng lâu 4 mái, thu nhỏ ngay tại vị trí phía trên nóc cửa chính, xung quanh có lan can trang trí các hình lục... |
© Ở mặt trước, giữa phần trên nóc cửa chính và vọng lâu có một khung hình chữ nhật đắp nổi ba chữ Hán bằng mảnh... |
© Tường phía trái cửa chính có gắn một tấm bia đá do Tổng đốc Hoàng Diệu cho đặt năm 1881. |
© Nội dung bia ghi lệnh cấm người canh gác không được sách nhiễu nhân dân mỗi khi qua lại cửa ô. |
© Nguyên liệu dùng để xây cửa ô Quan Chưởng là gạch vồ, đá, có kích thước khá lớn, tương tự như loại gạch dùng để... |
© Người ta gọi cửa ô này là cửa ô Quan Chưởng là để ghi nhớ công lao và sự hy sinh của viên quan Chưởng Cơ - chỉ huy... |
© Cuốn “Người và cảnh Hà Nội” của Hoàng Đạo Thúy đã nói về lịch sử cửa ô Quan Chưởng rất rõ như sau: "Song song... |
© "...Trước khi Tây sang, tên Jean Dupuis (Ðồ Phổ Nghĩa) gây cơ sở ở đây cùng với bọn khách trú khi Francisco Garnier đánh thành... |
© Theo sử sách ghi lại, vào đời vua Lê Hiến Tông (1740 -1786), kinh thành Thăng Long có mười sáu cửa ô. Đến thế kỷ 20, trên... |
© Trải qua thời Pháp thuộc, bốn trong số năm cửa ô đã bị phá hủy, chỉ còn lại Ô Quan Chưởng. Vì vậy, người Hà Nội... |
© Có thể nói, cửa Ô Quan Chưởng vừa là dấu tích lịch sử độc đáo, vừa là một bằng chứng về tinh thần đấu tranh bất... |
Bài viết
Bình luận
Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
|
|
Địa chỉ |
3 Hàng Chiếu, Hoan Kiem District, Hanoi, Vietnam |
Thêm bởi |
admin |
Vào ngày |
2012-10-09 08:42:50 |
Các thành viên |
|
|
|
(156 m) |
(247 m) |
(260 m) |
(387 m) |
(372 m) |
(369 m) |
(529 m) |
(672 m) |
|