Đình Mông Phụ
Tổng quan
1. Ngôi đình ở thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm, Sơn Tây, thành phố Hà Nội, được xây dựng vào năm 1638.
Đến nay, đình vẫn còn nguyên bộ sàn cổ ở nhà đại đình, nhà ống muống và 2 nhà giải vũ. Riêng bộ sàn nhà đại đình và ống muống có hàng lan can tiện gỗ bao quanh.
Các bộ vì nhà đại đình làm theo kiểu thượng chồng rường, giá chiêng, kẻ bẩy, trên sáu hàng cột to bằng gỗ lim sơn màu cánh gián, trong đo có nhiều cột chu vi gần 2m, đứng vững trên những hòn chân tảng bằng đá hình vại vững chắc. Các bộ vì hai nhà giải vũ làm theo kiểu quá giang, trụ trốn, bào trơn bóng đén. Nội thất nhà đại bái được, trang trí trạm khắc khá phong phú, thể hiện trên các đầu sư, đầu bẩy, trạm bong hình độc long, trên các thân xà, bẩy, ván nong chạm kênh bong các đề tài quần long.
Đình còn nhiều bức chạm ngư long hí thủy, thể hiện ước muốn của cộng đồng ngư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Hậu cung ngôi đình còn giữ được các bức chạm tứ linh, mang nét nghệ thuật dân gian với những đao mác, tia chớp đao lửa của thời hậu Lê. Đặc biệt đình còn giữ được 17 đạo sắc phong thần Tản Viên làm thành hoàng của làng từ năm 1651.
(vietgle)
2. Theo các nhà sử học, đình Mông Phụ được xây dựng vào thời kỳ Hậu Lê (thế kỷ 14), dưới thời vua Lê Thần Tông. Đình là nơi thờ Tản Viên Sơn Thánh - vị đứng đầu trong tứ bất tử của người Việt làm Thành hoàng làng.
Đến đời vua Tự Đức thứ 12 (1859), đình được mở rộng, xây thêm đình ngoài và hai nhà tả hữu mạc ở hai bên, xây tường hoa xung quanh và bốn cột trụ trước cửa, có đắp câu đối và phù điêu nổi hình tạo thành một khối kiến trúc hoàn chỉnh và khép kin. Kiến trúc ngày nay của đình về cơ bản vẫn giữ nguyên trạng từ đợt mở rộng này.
Theo quan niệm của người dân địa phương, đình Mông Phụ được xây dựng ở vị trí cao ráo, thoáng đãng, đẹp nhất, tượng trưng cho đầu rồng của ngôi làng. Hai bên hông đình còn có hai cái giếng cổ được coi như mắt rồng.
Với nhiều nét độc đáo, đình Mông Phụ được coi là một trong những tinh hoa kiến trúc của người Việt còn được lưu giữ đền ngày nay.
(Báo Đất Việt)
Toạ độ
© Nghi môn (cổng chính) của đình gồm bốn trụ vuông xây gạch, hai trụ lớn và hai trụ nhỏ, bốn đầu trụ tạo tác lồng... |
© Sân đình lát gạch Bát Tràng, hai bên có Tả hữu mạc, mỗi nhà có năm gian nhỏ. Nhà Tả mạc là nơi thờ tổ tiên các dòng... |
© Công trình trung tâm của đình Mông Phụ là tòa Đại Đình, được dựng theo kiểu “ba gian hai chái”, có sáu hàng chân cột... |
© Theo quan niệm của dân làng, Đình Mông Phụ đặt trên đầu rồng mà hai chiếc giếng ở hai bên là hai con mắt. |
© Sân đình đào thấp hơn so với mặt bằng xung quanh, khi mưa xuống, nước từ ba phía ào ạt đổ vào, sau đó thoát ra theo hai... |
© Hậu cung hay đình trong là một tòa nhà nối ba gian giữa của đình ngoài kéo dài ra phía sau như cán chày. |
|
© Các đầu bảy hiên trước tòa đại đình được chạm khắc rất công phu với hình tượng rồng và mây. |
© Về kết cấu bên trong, các bộ vì của nhà đại đình làm theo kiểu thượng chồng rường, giá chiêng, kẻ bẩy, trên sáu... |
© Đến nay, đình vẫn còn nguyên bộ sàn cổ có tuổi đời nhiều thế kỷ. |
© Hàng lan can gỗ kiểu chấn song bao quanh tạo nên cảm giác rất thông thoáng. |
© Những đầu dư của các xà ở gian chính và những kẻ hiên là những trọng điểm để trang trí bức bức phù điêu gỗ được... |
© Rồng là hình tượng chính, thể hiện ước muớn mưa thuận gió hòa của dân làng. |
© Gian giữa đại đình có cửa võng hình lưỡng long chầu nguyệt sơn son thiếp vàng. Một ban thờ lớn trang trí bằng tượng... |
© Vách tường ngoài của hậu cung, hàng rào và một số công trình khác của của đình Mông Phụ được làm bằng đá ong. |
Bài viết
Bình luận
Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
|
|
Địa chỉ |
Unnamed Road, Đường Lâm, Hanoi, Vietnam |
Thêm bởi |
admin |
Vào ngày |
2012-10-23 05:58:06 |
Các thành viên |
|
|
|
(122 m) |
(256 m) |
(265 m) |
(265 m) |
(304 m) |
(383 m) |
(574 m) |
(1.48 km) |
|