Lăng Đề đốc
Lăng Đề đốc Phạm Nguyễn Công, Lăng Mả Hương
Thêm một di tích lăng đá đang biến mất |
Thêm một di tích lăng đá đang biến mất |
Thêm một di tích lăng đá "chờ" biến mất |
Mô hình 3D nghê ở lăng Đề đốc |
|
Tổng quan
Nằm trong khu đô thị Bắc An Khánh, lăng mả hương của Đề đốc Phạm Nguyễn Công đáng “báo động” không chỉ bởi tình trạng xuống cấp mà còn bởi tình trạng hoang hóa khi xung quanh lăng mộ là cỏ dại mọc um tùm, lối đi vào cũng lầy lội.
Đề đốc Phạm Nguyễn Công (tên khác là Nguyễn Thân Lập) sinh năm 1685, là con nuôi quận công Phạm Mẫn Trực. Theo văn bia, ông là tổng thái giám, tham đốc lĩnh đề đốc, ký thọ hầu, chỉ huy các đội tượng binh, bảo vệ biên giới phía tây vùng Thanh Nghệ Tĩnh, tăng cường sức mạnh của nhà Lê Trịnh với biên giới Lào và chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
Ông mất năm 1728, được chôn ở Mả Hương, lăng mộ được làm năm 1734.
Toàn bộ khu lăng mộ của Đề đốc gần như không có mái che. Tường bao bằng đá ong, nghê đá, chó đá, hương án… đều ngập trong cỏ dại, tạo nên sự hoang hóa của một lăng mộ cần được trùng tu và bảo tồn.
Toạ độ
Hình ảnh
[xem cả trang] [Google Images]
LĂNG MẢ HƯƠNG
Ký Thọ hầu Phạm Thân Lập, ông vốn họ Nguyễn làm con nuôi một vị quan lớn họ Phạm bởi vậy trên bia mộ đề họ của ông là Phạm Nguyễn. Phạm Nguyễn công sinh năm 1685, theo bài minh sau bia mộ, ông là Tổng thái giám, Tham đốc lĩnh Đề đốc, chỉ huy các đội tượng binh, bảo vệ biên giới phía tây vùng Thanh Nghệ Tĩnh, tăng cường sức mạnh của nhà Lê Trịnh với biên giới Lào và chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
Năm 1728, ông mất và táng tại xứ Mả Hương, làng Lại Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Sinh thời Ký Thọ hầu Phạm Nguyễn Lập, có nhiều công đức với quê hương, đã hiến cho làng 17 mẫu ruộng, đóng góp vào việc tu bổ chùa Thiên Bảo và quán Kính Thiên Đài. Năm Đức Long thứ 3 (1734), con cháu tôn tạo tẩm mộ của ông, cùng xã dân xây dựng khu lăng thờ. Trong thời kỳ bài trừ phong kiến, toàn bộ khu lăng thờ đã bị phá hủy, khu tẩm mộ bị xuống cấp nghiêm trọng.
Tẩm mộ được xây bao bởi tường đá ong thấp, có án thờ và cây hương bằng đá, đôi nghê chầu, chó trực tất cả đều được tạo tác vào thời Lê. Nấm mộ đắp đất đơn sơ, bia mộ tạc khắc hoa văn giản lược, phía sau khắc bài ký về thân thế và thời gian tôn tạo lăng mộ của ông. Dấu tích về khu miếu thờ chỉ còn nền móng với tấm bia dựng vào thời vua Tự Đức chơ vơ!
Toàn bộ khuôn viên di tích nằm trọn trong dự án khu đô thị Bắc An Khánh, nhà thầu đã bồi đất san ủi mặt bằng khiến cho lăng mộ bị chìm nghỉm, có nguy cơ xoá sổ vì di tích chưa được kiểm kê và xếp hạng. Trước tình hình đó, con cháu dòng họ Phạm Đình đã kiên quyết đấu tranh để bảo vệ mộ phần của tổ tiên. Được sự ủng hộ từ phía chính quyền, các nhà khoa học và cộng đồng yêu quý di sản. Lăng mộ đã được phía ban quản lý thi công khu đô thị quan tâm, các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng hồ sơ di tích. Đến nay, khu miếu thờ cùng khuôn viên xung quanh đã được phục dựng khang trang, bằng kinh phí trích từ dự án khu đô thị Bắc An Khánh và công đức của các vị trong ban quản lý dự án. Về phần tẩm mộ cùng các di vật bằng đá tạm thời giữ nguyên hiện trạng với cốt nền thấp hơn mặt đất khoảng một mét, được đặt máy bơm để hút nước ra ngoài khi có mưa. Hiện đang chờ phê duyệt xếp hạng di tích xong, rồi mới bàn đến phương án trùng tu và nâng cấp khu tẩm mộ.
Cách đi tích khoảng 300m, đi sâu vào trong khu đô thị là ngôi mộ của cha ruột ông. Mộ bị mất nấm, chỉ còn tấm bia thời vua Gia Long đã được di dời về khu lăng con trai ở Mả Hương để bảo quản. Hiện tại bên nhà thầu và con cháu đặt tạm một ban thờ, lấy chỗ hương khói. Được biết đây là ngôi mộ hợp chất, trong quan ngoài quách, đợt đào thăm dò trước đây đã bị khai mở, quan tài làm bằng cây gỗ thơm khoét rỗng, bên trong thi hài còn nguyên bao gồm cả y phục và đồ tùy táng. Phía nhà thầu và dòng họ đã thống nhất sẽ di dời ngôi mộ về khu đất bên cạnh lăng Mả Hương để tiện chăm sóc, chỉ còn chờ một số thủ tục pháp lý nữa là tiến hành.
Trong tương lai di tích Lăng Mả Hương sẽ trở thành một điểm nhấn của khu đô thị hiện đại. Với ý tưởng xây dựng nơi đây thành một "công viên tâm linh" làm nơi giáo dục văn hoá truyền thống và lịch sử quê hương đất nước, sự hiện đại xây dựng trên đất cổ xưa, vững chắc bền lâu và thịnh vượng. Hi vọng rằng "văn hoá soi đường cho quốc dân đi" sẽ thành hiện thực trong tương lai!
( bài và ảnh của Nguyễn Phong )
Bài viết
Bình luận
Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
|
|
Địa chỉ |
Unnamed Road, Lại Yên, Hoài Đức, Hà Nội, Vietnam |
Thêm bởi |
admin |
Vào ngày |
2014-10-01 23:17:21 |
Các thành viên |
|
|
|
(401 m) |
(614 m) |
(669 m) |
(1.33 km) |
(1.68 km) |
(3.05 km) |
(3.32 km) |
(4.04 km) |
|