Landmarks

Đình Phù Lưu

VTC14_Kinh nghiệm xây đường làng xưa

Tổng quan

Đình Phù Lưu toạ lạc trên đất thôn Phù Lưu, xã Trung Nghĩa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, là ngôi cổ đình còn lưu giữ nhiều giá trị văn hoá quý báu. Năm 2012, đình Phù Lưu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Đình thờ Trương Hống, danh tướng thời Triệu Quang Phục, có công đánh đuổi quân Lương vào thế kỷ thứ 6. Đình được trùng tu nhiều lần, kiến trúc mang phong cách thờ Mạc.

Trước đây đình có quy mô lớn gồm nhiều công trình kiến trúc như đại đình, tiền tế, tả vu, hữu vu… Tuy nhiên, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, giai đoạn 1946-1954, đình bị phá huỷ hầu hết các hạng mục kiến trúc, đến nay chỉ còn toà đại đình 5 gian 2 chái và 1 gian hậu cung (xây thêm sau này).

Đình Phù Lưu nằm trên một bãi đất cao ngay đầu làng, kiến trúc hình chữ “Đinh”, nhìn về hướng đông nam. Đây là một công trình kiến trúc cổ mang đậm phong cách nghệ thuật truyền thống. Mái đình kết cấu kiểu 4 mái, 6 đao cong lợp ngói vảy cá, trang trí hoa chanh, đỉnh nóc đắp hình “lưỡng long chầu nguyệt”. Phần nền móng vỉa bằng đá tảng. Bộ khung chịu lực gồm 6 bộ vì kèo kiểu con chồng giá chiêng, tiền bẩy hậu bẩy. Trên các cấu kiện gỗ ở đình Phù Lưu tập trung chủ yếu ở các bức cốn, đầu dư, đầu bẩy, con rường đều được chạm khắc đề tài tứ linh, tứ quý, hoa lá cách điệu, mây xoắn, mây lưỡi mác… Nổi bật nhất là đề tài “rồng ổ” trang trí trên các bức cốn tạo tác bằng kỹ thuật chạm thủng, chạm nổi và chạm bong kênh mang phong cách nghệ thuật thời Hậu Lê (cuối thế kỷ 17).

Cổng Tam quan, gồm 2 tầng 8 mái, xây năm 1933. Dải giữa sân đình, lát đá xanh mỏng, hai bên lát gạch. Toà đình chính, bao gồm: Tiền tế 5 gian nhỏ kết cấu đơn giản. Hậu cung, thờ thần Thành hoàng Trương Hống. Đại đình, được sửa chữa lớn vào thế kỷ XVIII, gồm 5 gian, 2 chái, dựng trên nền bó đá cao 0,35m, dài 31,60m, rộng 12,50m. Các cột đều đặt trên đá tảng cao 0,15m.

Đình Phù Lưu còn bảo lưu nhiều hiện vật cổ có giá trị như: tấm bia đá tứ diện “Hậu thần bi kí” dựng ở phía bên tay trái đình khắc năm Chính Hoà 15 (1694); 5 đạo sắc phong của triều Tây Sơn và triều Nguyễn ban tặng vào các năm: Quang Trung 5 (1792) - 2 đạo, Duy Tân 3 (1909) - 1 đạo, Khải Định 9 (1924) - 2 đạo; 1 bản thần tích chữ Hán “Trương tôn thần sự tích” ghi chép về sự tích gia đình thánh Tam Giang. Cùng hệ thống hoành phi, câu đối khá phong phú đa dạng, nội dung ca ngợi công đức các vị thần được thờ ở đình. Nổi bật, tại gian giữa đình treo bức đại tự khắc nổi dòng chữ Hán “Trung nghĩa dân” do vua Lê Hiển Tông ban thưởng vào năm Cảnh Hưng 5 (1744). Ba chữ vàng này thể hiện tinh thần trung nghĩa và quyết tâm của người dân Phù Lưu trong việc bảo vệ sự bình yên cho xóm làng trước sự tàn phá do nạn giặc cướp hoành hành vào cuối thời Lê.

Ngoài ra còn nhiều đồ thờ tự có giá trị cao như ngai thờ, bài vị, hương án, long đình, bát bửu, nồi hương gốm, sứ… mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Đặc biệt tại đình có 4 bức tranh hạc, trong đó 2 bức có voi chầu, 2 bức có 5 ông quan võ đứng chầu 2 bên. Nét vẽ tinh tế, tương truyền các bức tranh này đã có từ lâu đời.

Toạ độ

Retrieving
 

Hình ảnh [xem cả trang] [Google Images]





 © Liên kết bộ khung gỗ đình Phù Lưu, tỉnh Bắc Ninh (1996)


Bài viết



Liên kết [Google search]



Bình luận

Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
Đình Phù Lưu
Địa chỉ Phù Lưu, Đông Ngàn, tx. Từ Sơn, Bac Ninh Province, Vietnam
Thêm bởi admin
Vào ngày 2014-10-02 00:09:11
Các thành viên
Thời tiết tại đây  ...
Các địa điểm gần nhất