Trang chủ | Liên hệ - Góp ý | Tìm kiếm | Sơ đồ site |   Vietnamese     English     Français  

Thứ tư, ngày 5/12/2012

 
 
 
 
 
Giới thiệu chung
Chức năng - nhiệm vụ
Cơ cấu tổ chức
Các phòng ban bộ phận
Sơ đồ tổ chức bộ máy
Hợp tác quốc tế
Ấn phẩm
Dự án
Thành tích
 
Giờ mở cửa
Vé vào cửa
Bản đồ phân bổ di tích
Nội quy tham quan
Điện thoại liên hệ
Dịch vụ văn hoá
 
Giới thiệu chung
Di sản văn hóa phi vật thể
Di sản Văn hóa vật thể
Bảo tồn, trùng tu
 
Lược sử
Tiểu sử các vua
 
 
 
 
 



Video

Chuyên mục di tích Huế  | Ý kiến bình luận  | Hỏi đáp  | Góc ảnh đẹp
Viện Cơ Mật - Tam Tòa

 
 

Tòa nhà chính ở Cơ Mật Viện


 

Năm 1738, Chúa Nguyễn Phúc Khoác đã chọn nơi này để xây dựng thủ phủ Phú Xuân. Sau khi xây dựng xong thì đổi tên là Chính Dinh, và đến năm 1754 thì gọi là Đô Thành Phú Xuân - là trung tâm văn hóa chính trị xứ Đàng Trong của các Chúa Nguyễn cho đến năm 1775. Sau đó bị quân Trịnh chiếm đóng (1775-1786), rồi trở thành kinh đô của triều đại Tây Sơn (1786-1801).


Năm 1802, vua Gia Long lên ngôi, mở ra một vương triều mới. Đồng thời Thủ phủ Phú Xuân cũng bị triệt giải và khu vực Tam Tòa hiện nay được dùng để xây chỗ ở cho Hoàng tử Đảm (sau này trở thành vua Minh Mạng).


 
 

Voi quì trước cổng Cơ Mật Viện trước năm 1945


Năm 1816, khi hoàng tử Đảm được phong Hoàng thái tử và chuyển về nơi ở mới ở phía đông kinh thành, nơi đây trở thành nơi ở của Hoàng tử Nguyễn Phúc Chẩn (em vua Minh Mạng), và về sau trở thành nơi ở của Nguyễn Phúc Thiện Khuê - con trai trưởng của Nguyễn Phúc Chẩn.


Năm Minh Mạng thứ 20 (1839), khu đất này được lấy lại để xây chùa Giác Hoàng - ngôi chùa được vua Thiệu Trị xếp vào một trong 20 thắng cảnh của đất thần kinh thời bấy giờ.


 

Tòa nhà chính Tam Tòa hiện nay


 

Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, sau khi Việt Nam mất hẳn chủ quyền vào tay thực dân Pháp, tòan bộ kiến trúc của chùa Giác Hoàng bị Pháp cho triệt giải để xây dựng Viện Cơ Mật (hoàn thành năm 1903) (tức Tam Tòa ngày nay). Tên gọi Tam Tòa là do dân gian đặt, vì trong khuôn viên này, ngoài công trình chính là Viện Cơ Mật, còn có hai dãy nhà hai bên. Dãy bên phải được xây làm văn phòng của các ông Hội lý người Pháp và dãy bên trái được xây làm Bảo tàng Kinh tế. Từ đó đến nay, di tích này không có gì thay đổi về mặt kiến trúc nhưng chức năng thì lại khác.


Từ 1955 đến 1975, dưới chế độ cũ, hai dãy nhà hai bên trở thành văn phòng của các cơ quan tư pháp địa phương (tỉnh Thừa Thiên và thành phố Huế), còn tòa nhà chính (tức Viện Cơ Mật) được dùng làm nơi xét xử các vụ án từ sơ thẩm đến thượng thẩm.


 
 

Cổng chính Tam Tòa


Từ năm 1975 đến 1976, Ủy ban Quân quản Trị Thiên Huế đóng và làm việc tại khu vực này. Từ năm 1976 -1989, Tam Tòa trở thành trụ sở của Tỉnh ủy tỉnh Bình Trị Thiên, rồi Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên Huế (1989 - 2000).


Tháng 10/2000 đến nay, Tam Tòa được chuyển giao cho Trung tâm BTDTCĐ Huế quản lý.


 


 Trang trước    Đầu trang    In trang    Gửi cho bạn  
Các bài viết khác
TỨ PHƯƠNG VÔ SỰ VÀ KHÁT VỌNG HÒA BÌNH
Lăng Gia Long (Thiên Thọ Lăng)
Lăng Minh Mạng (Hiếu Lăng)
Lăng Thiệu Trị (Xương Lăng)
Lăng Tự Đức (Khiêm Lăng)
Lăng Ðồng Khánh (Tư Lăng)
Lăng Dục Đức (An Lăng)
Lăng Khải Định (Ứng Lăng)
Kinh Thành
Kỳ Đài
Trường Quốc Tử Giám
Điện Long An
Hồ Tịnh Tâm
Đàn Xã Tắc
Tàng Thơ Lâu
Cửu vị thần công
Ngọ Môn
Điện Thái Hòa và Sân Đại Triều Nghi
Triệu Miếu
Thái Miếu

 Tìm kiếm 



Kỷ niệm 30 năm Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (1982 - 2012)

BẢO TÀNG CỔ VẬT CUNG ĐÌNH HUẾ

Các dự án đề nghị
Hổ Quyền
Văn Thánh


NHÀ HÁT NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG CUNG ĐÌNH HUẾ

Du lịch Huế

Đêm hoàng cung