Đình Vẽ
Đình Đông Ngạc
Làng cổ Đông Ngạc - Kênh TV Khám phá những chuyện lạ và vùng đất mới |
Làng cổ Đông Ngạc - Kênh TV Khám phá những chuyện lạ và vùng đất mới |
Đình Đông Ngạc - chốn xưa Ca trù |
Cổng Làng tự truyện Tập 7 - Kẻ Vẽ làng khoa bảng đất Thăng Long |
|
Tổng quan
Đình thờ ba vị phúc thần là:
- Thần Độc Cước (cũng là vị thần được thờ ở đền Độc Cước, Sầm Sơn, Thanh Hoá). Tương truyền thần rất linh thiêng, thời đại nào cũng có sắc phong.
- Lê Khôi, cháu gọi Lê Thái Tổ là chú ruột. Ông làm Nhập nội Tư mã bình chương quân quốc trọng sự, có công phò vua Lê trong cuộc chiến chống quân Minh (1418 - 1427).
- Thổ thần, trong sắc phong còn giữ được ghi là "bảo vệ chương hoà đôn ngưng thổ đại hiển trưng chi thần". Thần chuyên trừ tai nạn, cầu cúng rất linh ứng.
Tương truyền đình được xây dựng từ một ngôi miếu cổ, có từ thời nước ta còn chịu ách đô hộ của nhà Đường (Trung Quốc). Theo tấm bia trong đình có niên đại Dương Hoà nguyên niên (1635) cho biết đình được xây dựng lại, sau đó đến năm Mậu Tuất (1781) có tu sửa thêm. Đến thời Lê Cảnh Hưng cũng có trùng tu sửa chữa. Tiếp đến thời Minh Mạng 1836 lại trùng tu tiếp. Đình còn giữ được nhiều di vật có giá trị như tấm bia thờ Lê, một bộ tranh sơn nhựa thế kỉ XVIII, nhang án thế kỉ XVIII, kiệu, đôi phỗng và một số đồ thờ khác. Đặc biệt, bộ tranh sơn nhựa gồm 16 bức minh hoạ cho 16 chữ Hán: Bách, Cốc, Phong, Đăng, Vạn, Niên, Kỳ, Phúc, Chúc, Thọ, Thánh, Hoàng, Tư, Dân, An, Thái. Phía dưới có 8 bức tranh vẽ trên giá gỗ theo 8 chủ đề: Ngư, Tiều, Canh, Mục, Sĩ, Nông, Công, Thương. Dưới mỗi bức tranh là bài thơ thất ngôn bát cú. Sách Mỹ thuật Việt Nam đã nhận xét: "Bộ tranh rất quan trọng hiện còn ở đình Đông Ngạc... màu sắc tranh tuyệt đẹp, nét bút tinh vi".
Đình đã được nhà nước xếp hạng di tích Lịch sử Văn hoá ngày 23/07/1993.
Toạ độ
Về một bức hoành phi ở đình Vẽ (Đông Ngạc)
Hiện nay tại đình Vẽ (phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm) có treo bức hoành phi ở chính giữa với 4 chữ ĐÔNG LÂN THỤ PHÚC, trong đó dòng lạc khoản ghi rõ người cung tiến là cụ Phạm Gia Thụy.
Theo Đông Ngạc tập biên của Phạm Gia Thuyết, Cụ Phạm Gia Thụy (1885-1962), thi đỗ tú tài năm Canh Tý 1900 niên hiệu Thành Thái thứ 12. Sau vào học trường hậu bổ Hà Nội, thi ra năm 1903 và bổ làm tri huyên năm 1907, rồi làm Tri phủ Xuân Trường (Nam Định).
Năm 1906, cụ được sang Pháp vào phái bộ khảo sát kinh tế và xã hội. Đến 1916, cụ lại đi Pháp để úy lạo binh sĩ trong trận đại chiến 1914-1918.
Khi ở Pháp về, cụ thăng Án sát rồi thăng Tuần phủ Vĩnh Yên, thăng Tổng đốc làm việc tại tòa Thượng thẩm Hà Nội, để xét về Nam án. Sau thăng làm Tổng đốc tỉnh Hải Dương, hàm Thái tử Thiếu bảo Hiệp tá Đại học sĩ. Rồi vọng về triều quan ở làng.
Cụ có xây cất tại gần cầu Hai cây ở ngoài đồng mọt cái nhà ba gian bằng gạch, lợp ngói, kiến trúc mới, cung tiến dân làm nhà hộ sinh.
Phạm Gia Thụy có công trong việc vận động để chính phủ Bảo hộ đắp nguyên con đê làng sau khi bị vỡ. Hiện tấm bia Đông Hương khai khoa Phan Phu Tiên công làm năm Bảo Đại thứ 9 - 1944 ở đình Vẽ là do Cử nhân Hoàng Huân Trung phụng thảo và cụ Phạm Trung Hiến, cụ Phạm Gia Thụy duyệt.
Một đặc điểm chung dễ nhận thấy ở các di tích là, với mỗi địa phương có những nhà khoa bảng, quan lại có tâm với quê hương thì kiểu gì trong đình/chùa/văn chỉ của làng cũng có dấu ấn của vị quan đó, không là những tấm hoành phi, câu đối, bia đá công đức thì cũng là sự hưng công về tiền bạc, công sức (thậm chí giúp dân khiếu kiện) để trùng tu các di tích đó.
Bức ảnh đen trắng ở dưới, người đội mũ cánh chuồn đứng bên phải là cụ Phạm Gia Thụy, chụp tại Huế năm 193x, trong dịp tế đàn Nam Giao. Ảnh của EFEO.
Lí Học.
Bài viết
Bình luận
Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
|
|
Địa chỉ |
Ngõ 35 Đông Ngạc, Đông Ngạc, Đông Ngạc, Từ Liêm District, Hanoi, Vietnam |
Thêm bởi |
admin |
Vào ngày |
2014-10-29 01:48:22 |
Các thành viên |
|
|
|
(382 m) |
(383 m) |
(532 m) |
(1.06 km) |
(1.27 km) |
(1.35 km) |
(2.18 km) |
(3.85 km) |
|