Từ đường Đào Quang Nhiêu
Đền thờ Đào Quang Nhiêu
Tổng quan
Theo gia phả họ Nguyễn - Đào và “Đại Việt sử ký toàn thư” cùng các
văn bia, Đào Quang Nhiêu sinh năm Tân Sửu (16010 và mất năm Nhâm Tý
(1672). Ông vốn người họ Nguyễn, quê ở xã Toàn Cam (tên cũ của làng Tiên
Lữ hiện nay). Cha là Thái bảo Dũng quận công Nguyễn Cự Công, mẹ là Đào
Từ Lương. Sau khi sinh được ba tháng thì cha ông qua đời, lúc đó người
cậu ruột là Yến quận công Đào Quang Hoa, thái giám, nắm quyền trong
cung, đã nhận làm con, đưa vào nuôi dạy trong phủ.
Được nuôi
dưỡng, học tập cùng con em quan lại trong triều đình, Đào Quang Nhiêu
sớm trưởng thành. Từ năm 25 tuổi đến năm 62 tuổi, ông đã từng đánh dẹp
họ Mạc ở Thất Khê (Lạng Sơn), dẹp cuộc nổi loạn của phe phái ly khai ở
Thanh Liêm (Hà Nam), tuần thú, bình định trấn Sơn Nam, tham gia chinh
phạt họ Nguyễn ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Đáng kể là trong năm năm
(1655-1660), ông đã lăn lộn ở chiến trường phía nam, lúc ở Nam Đàn, khi ở
Thạch Hà, lúc ở Thanh Chương, ngăn chặn không cho chúa Nguyễn đánh lấn
ra bắc sông Lam... Sau những lần dẹp phản loạn, trấn giữ biên giới phía
nam (thời Trịnh – Nguyễn phân tranh), lập được nhiều công lớn, năm 1661,
ông Đào Quang Nhiêu được cử giữ chức Trấn thủ Nghệ An, kiêm giữ châu Bố
Chính Quảng Bình. Theo tài liệu chính sử, nhà vua đã xét công trạng và
thăng chức cho Đào Quang Nhiêu: năm 1645 đô đốc, tước quận công; năm
1652 Nam quận đô đốc; năm 1657 thiếu phó; năm 1659 phó tướng thiếu úy.
Không
những có công với nước, Đào Quang Nhiêu còn gắn bó với quê hương bản
quán và dòng họ. Ông đã mua 71 mẫu ruộng chia về các tổng, xã, thôn của
huyện Thanh Oai để dân cày cấy gọi là “huệ điền”, mua mảnh đất một mẫu
năm sào để lập chợ phiên cho dân làng. Ông được triều đình nể trọng và
dân làng kính yêu, tôn vinh làm phúc thần của địa phương sau khi ông
mất.
Do những công lao với nước, với dân, khi tướng công Đào
Quang Nhiêu qua đời năm 1672 tại dinh trấn thủ Nghệ An, vua Lê cho 10
thuyền rồng rước linh cữu về quê nhà, tổ chức lễ tang theo nghi thức đại
tễ, cho quan quân về lập đền thờ nguy nga, tạc tượng oai nghiêm và cắt
riêng một khu đất cho con cháu thờ phụng.
Đền thờ ông hiện giờ
chỉ rộng 1600 mét vuông gồm nhà tiền tế và hậu cung, lưu giữ được nhiều
di vật quý như bộ long ngai, bài vị thế kỷ XVII, lọ sứ mem lam, bát
hương gốm Thổ Hà, chân nến đồng... Nổi bật có hai tượng phỗng gỗ cao 103
cm ở tư thế quỳ, phong thái khoáng đạt, tay cầm thẻ bài, có phong cách
điêu khắc khác lạ, độc đáo. Hậu cung có bốn chấp kích. Đặc biệt khi đến
thăm đền, mọi người đều chú ý tới tượng con trâu “buồn” và con hạc “rũ”.
Đó là hai di vật được tạc bằng đá khối màu xanh sẫm. Trâu “buồn” ở tư
thế nằm, đầu chúi vào bụng rất sống động trong sự quằn quại, đau thương.
Con chim hạc ở tư thế đứng trên mỏm đá, đôi cánh ủ rũ, đuôi cụp, dúi mỏ
vào cánh. Người xem nghĩ ngay rằng khi tướng Đào Quang Nhiêu vĩnh biệt
cõi đời thì cả người đương thời và những con vật như trâu, hạc đều đau
buồn, thương tiếc.
Đền thờ ông còn có ba tấm bia, trong đó có tấm
bia “huệ điền”, cao 188 cm, rộng 137 cm, dầy 21,5 cm, khắc chữ ở cả hai
mặt, được trang trí đẹp. Bia làm vào năm 1665, nội dung ca ngợi chiến
công đánh đông dẹp bắc của ông dưới triều đình Lê – Trịnh. Một tấm bia
khác làm năm 1699, ghi lại việc ông lập chờ Tam Bảo, mở mang buôn bán
hàng hóa ở vùng Toàn Cam. Trải qua mấy trăm năm, đến nay đền thờ Đào
Quang Nhiêu không còn giữ được vẻ lộng lẫy, đồ sộ như ban đầu, song với
những giá trị về nghệ thuật, kiến trúc, điều khắc vẫn xứng đáng được Bộ
VHTT xếp hạng di tích lịch sử- văn hóa quốc gia vào năm 2000.
Danh
tướng Đào Quang Nhiêu còn được thờ ở chùa An Khoái, đình làng Tiên Lữ
(đều thuộc xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai) và 14 nơi thuộc huyện Hương Sơn
và huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
Toạ độ
Hình ảnh
[xem cả trang] [Google Images]
Bài viết
Bình luận
Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
|
|
Địa chỉ |
Unnamed Road, Canh Hoạch, Tân Ước, Thanh Oai, Hanoi, Vietnam |
Thêm bởi |
admin |
Vào ngày |
2014-11-12 06:34:42 |
Các thành viên |
|
|
|
(2.52 km) |
(2.85 km) |
(2.95 km) |
(3.28 km) |
(3.48 km) |
(3.78 km) |
(3.86 km) |
(4.06 km) |
|