Landmarks

Chùa làng Chuông

Chùa Phương Trung

Nón lá làng Chuông

Tổng quan

Chùa nằm liền kề phía sau đình Phương Trung. Đây là công trình tôn giáo của cộng đồng làng xã, được xây dựng từ lâu đời với các dấu ấn kiến trúc còn lại của thời Lê Trung Hưng và thời Nguyễn. Đó là một chùa cổ, kiến trúc kiểu chữ công với hệ thống tượng phật trên 100 pho. Điều đáng lưu ý là chùa Phương Trung bài trí hệ thống tượng thờ theo kiểu "Tiền thần hậu phật". Phía trước Phật đài, nhà chùa đặt vị trí trang trọng thờ tướng Đỗ Huệ và công chúa Phương Dung. Truyền rằng, Đỗ Huệ người làng Chuông đã dẫn 50 trai tráng của làng trong đó có các con trai và người trong họ gia nhập đoàn quân của Phùng Hưng tham gia đánh thành Tống Bình, Phùng Hưng phong Đỗ Huệ làm tướng chỉ huy. Còn công chúa Phương Dung là vợ của Phùng Hưng, bà đã "xuất gia tòng đạo Phật" (xuất gia theo đạo Phật) chọn đất Phương Trung xây dựng chùa chiền, mở mang cõi phật. Sau ngày bà mất dân làng gọi bà là Đức Thánh Bà và thờ ở chùa.

Các hạng mục kiến trúc chính của chùa hiện nay gồm: Tam quan, Tam bảo, nhà Tổ, nhà Mẫu, nhà khách và các công trình phụ trợ, sân, vườn.

Tam quan của chùa được xây bằng gạch gồm hai tầng, tầng trên 4 mái với các đầu đao cong, tầng dưới là ba lối đi tạo kiểu vòm cuốn. Từ đây bước qua khoảng sân rộng lát gạch, qua 5 bậc thềm là tới tòa Tam bảo chùa gồm: Tiền đường, Thượng điện, Hậu đường.

Tiền đường là một nếp nhà 7 gian, tường hồi bít đốc, hai mái chảy lợp ngói ri truyền thống. Các bộ vì đỡ mái được làm thống nhất theo kiểu “thượng chồng rường con nhị, hạ kẻ chuyền”.

Thượng điện là 3 gian nhà dọc, nối từ gian giữa Tiền đường vào Hậu đường, được làm theo kiểu chồng diêm, tạo khoảng hở giữa hai tầng mái làm cho nhà cao hơn hẳn hai hạng mục còn lại. Các lớp mái ngói lô xô, ẩn hiện giữa tán lá xanh của cây cổ thụ tạo nên một không gian yên bình, thư thái, giúp Phật tử tĩnh tâm để đến gần hơn với Phật đạo.

Tòa Hậu đường cũng gồm 3 gian nhà ngang với kết cấu bộ vì đỡ mái tương tự tòa Tiền đường.

Chùa còn có hai dãy hành lang chạy dọc hai bên nối từ hồi Tiền đường sang Hậu đường, mỗi dãy gồm 5 gian, bên dưới đặt các tượng Tổ.

Nhìn chung, nghệ thuật trong trí trên kiến trúc chùa không nhiều, tập trung chủ yếu vào hệ thống tượng tròn trên Phật điện với hơn 100 pho được tạo tác chủ yếu từ gỗ, sơn son thếp vàng, có giá trị nghệ thuật khá cao, gồm các pho tượng: Tượng Hộ pháp, Đức Ông, Thánh Hiền, Bát bộ Kim Cương (ở Tiền đường); Tượng Tam Thế, Di Đà Tam Tôn, Quan Âm, Ngọc Hoàng, Thích Ca Sơ Sinh… (ở Thượng điện). Ngoài ra, chùa Phương Trung còn bảo lưu được khá nhiều di vật quý như: Khánh đồng đúc vào triều Thành Thái 17 (1905). Một đôi hạc đồng cao đúc vào năm 1921, quả chuông đồng có niên đại Thành Thái 17 (1905)…

Điều đặc biệt ở đây là sân chùa chính là nơi họp chợ thường kỳ. Chợ làng Chuông ngày nào cũng họp, còn chợ nón thì một tháng họp sáu phiên vào buổi sáng mồng 4, 10, 14, 20, 24 và 30 âm lịch. Chợ chỉ bán nón và các nguyên liệu làm nón. Chợ làng Chuông họp từ rất sớm, 6h sáng đã có đông đảo người dân trong làng đến họp. Từ khắp chợ, người người vui vẻ mang theo những sản phẩm của mình đến đây tụ họp. Chợ họp nhanh, ồn ào, náo nhiệt rồi nhanh chóng tan sau hơn 3 tiếng đồng hồ. Người đi chợ phải đi từ rất sớm, kẻ muốn đến chơi cũng phải chạy đến từ sớm tinh mơ, để hưởng cái không khí náo nhiệt của chợ nón. Du khách đến thăm làng Chuông, dự vào phiên chợ, nhất là vào các phiên chợ nón sẽ cảm thấy vô cùng thú vị bởi nét văn hóa đặc sắc này. Chẳng biết có từ bao giờ song từ bao đời nay, người làng Chuông vẫn duy trì nếp sinh hoạt họp chợ này. Vào dịp hội chợ đầu năm mới và dịp lễ hội làng, không khí nơi đây lại càng tưng bừng, náo nhiệt. Điều này thực sự đã góp phần làm nên bản sắc riêng của làng Chuông.

(Nguồn: Sở du lịch HN)

Toạ độ

Retrieving
 

Hình ảnh [xem cả trang] [Google Images]

Trên đường đi chùa Hương chúng tôi có tạt qua làng nón Chuông lúc tầm chiều, chợ đã tan, chợ họp sát tam quan, rất vướng víu.


 © Tam quan chùa mới được tu sửa lại









 © Trên đê


Bài viết



Liên kết [Google search]



Bình luận

Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
Chùa làng Chuông
Địa chỉ Phương Trung, Thanh Oai, Hà Nội
Thêm bởi admin
Vào ngày 2021-04-06 01:03:52
Các thành viên
Thời tiết tại đây  ...
Các địa điểm gần nhất