Landmarks

Đình Áng Phao

Tổng quan

RĂM NĂM NGHỀ MỘC ÁNG PHAO

Làng được hình thành trên một dải đất cổ, phía nam huyện Thanh Oai, Hà Nội. Áng Phao ngay từ thời Hán đã có vị Cư Sĩ đại vương, thông minh, tài giỏi. Trước cảnh dân phải lầm than, quê hương bị ách đô hộ của giặc phương Bắc, tên Thái thú Chu Chương tham tàn bạo ngược, bức hại dân lành. Ngài Cư Sĩ đã tập hợp dân chúng trong vùng, cùng nhau khởi nghĩa diệt thù. Sau khi Ngài mất, tưởng nhớ công ơn, nhân dân lập đền thờ phụng tại làng Áng Phao. Phúc Nhân Cư Sĩ đại vương được phối thờ cùng Tri Pháp Linh Thông đại vương và Đông Tẩy đại vương, hai Ngài chính là các vị thiên thần trước đây đã từng hiển ứng để phù trợ cho ngài Cư Sĩ đại vương đánh giặc, cũng như bảo trợ người làng Áng Phao từ lúc khai canh lập ấp!

Bề dày lịch sử ngàn năm, nhân khang vật thịnh, ruộng đất phì nhiêu. Được sự phù trì của Tam vị đại vương, Áng Phao dần trở thành một làng quê đông đúc giàu có trong vùng. Lại được cha ông truyền nối cho nghề mộc đã có lịch sử hơn 200 năm! Hiện nay, với khoảng 700 hộ dân mà có tới 50% số dân làm nghề. Nức tiếng cả nước với các sản phẩm nhà gỗ truyền thống, đồ gia dụng tinh xảo, đồ thờ cúng đẹp đẽ trang nghiêm. Nhiều nghệ nhân trẻ, có kiến thức cùng tâm huyết đã khôi phục các mẫu hoa văn cổ từ Lý, Trần, Lê, góp phần bảo tồn di sản văn hoá của dân tộc, nâng tầm tạo thế cho làng nghề mộc truyền thống Áng Phao phát triển bền vững, hội nhập thị trường thành công!

Nghe kể, Áng Phao có kết chạ anh em với làng Trần Đăng, huyện Ứng Hoà bởi từ cổ xưa hai làng đã có sự cộng tác trong việc giữ làng, chống giặc, khai canh dẫn thủy, đến cả việc hiếu hỉ tư gia. Tích xưa còn truyền có lúc ngựa của thành hoàng làng Áng Phao đang đêm chạy xuống Trần Đăng, hai bên làm cơm cỗ để chuộc ngựa của thánh về. Từ đó cứ đến khi mở hội, ngày mùng 6 tháng Giêng rước Tam vị đại vương xuống Trần Đăng chung vui, rồi đến 11 tháng 3 lại rước ngài Thục triều Tướng quân Cao Lỗ từ Trần Đăng lên Áng Phao dự hội.

Đình và đền làng Áng Phao là nơi thờ phụng Tam vị đại vương Thành hoàng, có dáng dấp kiếm trúc cuối thời Lê trung hưng. Trong đình còn lưu giữ được nhiều đồ thờ cúng, hoành biển từ thời Lê - Nguyễn. Cùng với đó là 7 đạo sắc phong, trong đó có một đạo thời Lê niên hiệu Cảnh Hưng 44 (1783), một đạo thời Tây Sơn niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 2 (1794) và 5 đạo sắc thời Nguyễn.

(Nguồn: Nguyễn Phong)

Toạ độ

Retrieving
 

Hình ảnh [xem cả trang] [Google Images]













































Bài viết



Liên kết [Google search]



Bình luận

Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
Đình Áng Phao
Địa chỉ
Thêm bởi admin
Vào ngày 2023-06-27 02:30:51
Các thành viên
Thời tiết tại đây  ...
Các địa điểm gần nhất