Landmarks

Đình Thanh Am

TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM - NHÀ TIÊN TRI LỖI LẠC

TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM - NHÀ TIÊN TRI LỖI LẠC
TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM

Tổng quan

Thanh Am nguyên là tên một xã thuộc tổng Đặng Xá, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh trước năm 1945. Tên nôm của Thanh Am là Đuống, tên con sông chảy qua đất làng với cây cầu cùng tên. Xa xưa nơi đây còn gọi là Hoa Am, đến năm 1841 vì kiêng tên mẹ của vua Thiệu Trị nên đổi là Thanh Am. Thanh Am là một thôn của xã Thượng Thanh, huyện Gia Lâm từ năm 1961, đến năm 2004 thuộc quận Long Biên. Đình Thanh Am thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm và vợ chồng Đào Kỳ – Phương Dung (hai vị tướng có công trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đầu Công nguyên).

Ngôi đình có kiến trúc khá lớn, trên diện tích hơn 300 mét vuông. Đại đình có bốn mái, lợp ngói mũi hài với các góc đao uốn cong. Chính giữa bờ nóc đắp đôi rồng lớn chầu mặt trời lửa trên đầu hổ phù. Đình có bảy gian, các bộ vì kèo được làm theo kiểu “chồng giường giá chiêng hạ kẻ” trên sáu hàng chân. Giá chiêng được tạo thành bởi hai cột trốn đặt trên câu đầu to. Giường nách được chồng thủa, đầu ăn sâu chân mộng cột quân và cột hiên. Các cột kê trên tảng đá lớn, bộ khung gỗ của tòa đại đình được các nghệ nhân chạm trổ công phu, các con giường cũng được chạm nổi hình hoa lá, vân mây. Hậu cung là nếp nhà ngang ba gian, cao và hẹp lòng. Bên trong làng nhà xây bệ gạch cao, trên đặt long ngai, bài vị thờ thành hoàng làng. Nằm giữa đại đình và hậu cung là phương đình xây kiểu hai tầng tám mái.

Đình Thanh Am còn lưu giữ được nhiều đạo sắc, trong đó đạo sắc sớm nhất có niên hiệu Vĩnh Khánh thứ hai (1730), một quả chuông đúc năm Cảnh Thịnh thứ nhất (1793), cuốn thần phả viết về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm, một cuốn sấm ký (những lời tiên đoán của ông).

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) quê ở làng Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương, nay thuộc huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Bố ông là Văn Tỉnh được phong quận công, mẹ là con gái quan thượng thư Ngữ Văn Lan. Lúc nhỏ, Nguyễn Bỉnh Khiêm học tập ở nhà, lớn lên vào Thanh Hóa học bảng nhãn Lương Đắc Bằng. Tại đây ông được thầy dạy sách “Thái ất thần kinh”. Năm 1535, ông thi đậu trạng nguyên, khi ấy 44 tuổi. Dưới triều đình nhà Mạc, ông làm quan đến chức thượng thư, thái phó, tước Trình tước quận công, nên người đương thời gọi ông là Trạng Trình. Khi thấy triều đình ngày càng xấu đi, Nguyễn Bỉnh Khiêm dâng sớ, xin chém nhiều lộng thần, nhưng vua Mạc không chấp thuận, ông cáo bệnh về nghỉ ở quê nhà. Tại quê, Nguyễn Bỉnh Khiêm dựng am Bạch Vân, lấy hiệu sư sỹ Bạch Vân, xây chùa, mở trường dạy học bên bờ sông Tuyết Hàn, học trò tôn xưng ông là phụ tử Tuyết Giang. Tiếng là ẩn dật nhưng ông vẫn ở vị thế “làm quan tại nhà”, triều Mạc trọng thi như một đại thần cố cựu, thường cử người đến hỏi kế sách, hoặc vời lên kinh đô bàn chính sự.

Năm 1556, vua Lê Trung Tông băng hà, không có con, bấy giờ chúa Trịnh Kiểm cử người đến hỏi Trạng Trình. Ông không trả lời, chỉ ngoảnh lại bảo đày tớ rằng: “Năm nay mất mùa, thóc giống không tốt, chúng mày tìm giống cũ mà gieo mạ”. Nói rồi ông sai người quét dọn chùa, đốt hương. Ra đến chùa, ông bảo tiểu rằng: “Giữ chùa thờ Phật thì được ăn oản”. Những câu nói trên đây có ý khuyên Trịnh Kiểm tìm người dòng dõi nhà Lê mà lập làm vua, phải giữ đạo làm tôi thì mới được hưởng phúc. Sứ giả về nói lại với Trịnh Kiểm, chúa hiểu ý mới đón Lê Duy Bang (là cháu năm đời của Lê Trừ, anh Lê Lợi) lập làm vua, tức Lê Anh Tông, tiếp tục xây dựng cơ đồ nhà Lê, mà họ Trịnh cũng nhiều đời được vinh hiển.

Lại nói về Nguyễn Hoàng, đang có hiềm khích với Trịnh Kiểm, Trịnh Kiểm có ý muốn ám hại. Lo sợ, Nguyễn Hoàng nghĩ cách tránh nạn, cũng sai người hỏi Nguyễn Bỉnh Khiêm. Lúc đó ông đang dạo chơi trong vườn cảnh. Trong vườn có mấy ngọn non bộ, có một ngọn núi ngang. Trên núi có cây cối um tùm, đàn kiến đang bò trên tảng đá. Ông nhìn đàn kiến rồi cười nói rằng: “Một dải Hoành Sơn kia có thể sống yên thân được muôn đời”. Người ấy về nói lại với Nguyễn Hoàng. Hiểu ý, Nguyễn Hoàng liền xin vào trấn thủ xứ Thuận Quảng (Thừa Thiên Huế và Quảng Nam ngày nay). Sau này mở mang bờ cõi ngày càng rộng, lập nên cơ nghiệp triều Nguyễn.

Trong thời gian tám năm làm quan với triều Mạc, Nguyễn Bỉnh Khiêm nhiều lần qua Hoa Am. Là người học rộng, tinh thông lý số, ông đã nhận ra vẻ đẹp của vùng đất ở bở nam sông Đuống và đưa một số con cháu từ quê nhà Trung Am đến đây lập nghiệp, đặt tên cho ấp là Hoa Am (Thanh Am).

Nguyễn Bỉnh Khiêm còn để lại các tác phẩm “Bạch Vân am thi tập” (chữ Hán) và “Bạch Vân quốc ngữ thi” (chữ Nôm) là hai tập thơ có tính triết lý, giáo huấn. Ông kết hợp nhuần nhuyễn giữa quan niệm triết học trong Kinh dịch, lý học với thực tiễn để giải thích những biến động chính trị, xã hội, cảnh cáo bọn quyền quý về lễ biến dịch của tạo vật. Thơ ông cũng giản dị, tự nhiên song thường khô khan.

(Triệu Chinh Hiểu, Kiến trúc đô thị)

Toạ độ

Retrieving
 

Hình ảnh [xem cả trang] [Google Images]





















Bài viết



Liên kết [Google search]



Bình luận

Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
Đình Thanh Am
Địa chỉ 75 Thanh Am, Thanh Am, Thượng Thanh, Long Biên, Hà Nội, Vietnam
Thêm bởi admin
Vào ngày 2014-12-10 19:19:04
Các thành viên
Thời tiết tại đây  ...
Các địa điểm gần nhất