Mộ cụ Thiếu Vân Đình
Lăng ông Thiếu, Thái tử Thiếu Bảo Dương Lâm (1851–1920)
Tổng quan
Lăng mộ cụ Dương Lâm ở Tảo Khê (Ứng Hòa, Hà Nội). Do ông có tước Hàm Thiếu bảo, quê Vân Đình nên người đương thời thường gọi là cụ Thiếu Vân Đình.
Dương Lâm (1851–1920), hiệu Vân Hồ, Quất Đình, tự Thu Nguyên, Mộng Thạch, là quan nhà Nguyễn, một danh sĩ Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Ông nổi tiếng về tài văn chương, tính tình tao nhã, lại là một nhà giáo có biệt tài.
Ông sinh năm 1851, người làng Vân Đình, huyện Sơn Lãng, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông (nay thuộc huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội. Thân phụ ông là Dương Quang, anh ruột ông là Tiến sĩ Dương Khuê.
Năm Mậu Dần (1878), ông đỗ Cử nhân, đến năm Giáp Thân (1884), được bổ làm Huấn đạo Ý Yên, rồi thăng làm Tri huyện Hoài Yên.
Ba năm sau, ông làm Bang tá Nha kinh lược Bắc Kỳ.
Năm Kỷ Sửu (1889), ông được bổ Án sát Hưng Yên, rồi thăng làm Bố chính Sơn Tây, hàm Quang lộc tự khanh.
Năm Tân Mão (1891), ông về Hà Nội, làm chủ bút báo Đồng Văn. Năm sau, lại được bổ làm Tuần phủ Thái Bình.
Năm Ất Tỵ (1895), ông làm Tham tri Nha kinh lược Bắc Kỳ, sau đó về triều giữ chức Thượng thư bộ Công kiêm Phó Tổng tài Quốc sử quán. Khi triều đình sửa đổi phép học, phép thi, ông được cử đứng đầu ban Tu thư, cùng với Đoàn Triển, Đỗ Văn Tâm, Bùi Hướng Thành cùng soạn sách Tân giáo khoa.
Năm Canh Tý (1900), ông làm Tổng đốc Bình Phú (Bình Định và Phú Yên), gia hàm Thái tử Thiếu bảo. Vì quê làng Vân Đình nên người đương thời gọi ông là cụ Thiếu Vân Đình.
Khi về hưu, ông được triều đình tặng hàm Hiệp tá Đại học sĩ. Ông về quê nhà, mở trường dạy học.
Năm Canh Thân (1920), ông mất hưởng thọ 69 tuổi, được truy tặng tước Khánh Vân nam.
(wikipedia)
Toạ độ
Hình ảnh
[xem cả trang] [Google Images]
ĐÂY LĂNG CỤ THIẾU VÂN ĐÌNH
"Ai về ta nhắn với thầy tu
Ăn oản lâu nay phải giữ chùa
Vua muốn cầu ai thêm tốn giấy
Người dù hết kiếp cũng ra gio
Trăm năm Lê - Trịnh thường như vậy
Muôn thuở giang sơn đã biết cho
Nhấp nhố Động Đình treo bóng nguyệt
Lửa càng hun khói sóng càng to".
Thái tử Thiếu bảo, Hiệp tá Đại học sĩ, Khánh Vân nam Dương Lâm sáng tác bài này dựa theo tích: gặp buổi nhà Lê vận kém, chúa Trịnh Sâm muốn tiếm làm vua, khi ấy nước Ta phải cống nạp sang Tàu, chúa Trịnh Sâm giao cho quan Vũ Trần Thiệu đi làm việc cho 1 ít vàng bạc và 1 phong mật biểu, dặn sang Trung Quốc mà lo liệu cho được việc, lúc đến hồ Động Đình ông Thiệu bèn dối kẻ tùy tùng đi theo, đem đạo biểu ấy đốt đi, rồi uống thuốc độc mà chết để tỏ lòng trung với nhà Lê, từ đó mưu tiếm ngôi của chúa Trịnh mới thôi.
Khánh Vân nam Dương Lâm, sinh năm 1851, người làng Vân Đình, huyện Sơn Lãng, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Nội, nay thuộc huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội. Thân phụ cụ là Dương Quang, anh ruột ông là Tiến sĩ Dương Khuê. Người đương thời gọi là "cụ Thiếu Vân Đình", sinh ra trong một gia đình bần Nho, dòng họ có gốc tích từ Nghệ An, gặp nạn chiến tranh Trịnh - Nguyễn mà phải lưu tán đến Vân Đình.
Năm 1878 cụ đỗ Cử nhân, đến năm 1884, được bổ làm Huấn đạo huyện Ý Yên, rồi thăng làm Tri huyện Hoài Yên. Cuộc đời quan vận thăng trầm, trong lúc thời cuộc rối ren, làm quan liêm chính, một dạ thương dân, hết lòng cho sự nghiệp chấn hưng nền giáo dục nước nhà! Cụ khi làm Bang tá Nha kinh lược Bắc Kỳ, lúc được bổ Án sát Hưng Yên, rồi Bố chính Sơn Tây...viết sách giáo khoa, đứng đầu toà soạn báo, Tổng tài Quốc sử quán....
Là con rể họ Bùi làng Liên Bạt, cụ đã có công nuôi dưỡng ba anh em cụ Bùi Bằng Phấn, Bùi Bằng Thuận và Bùi Bằng Đoàn sau này đều đỗ đạt hiển danh.
Năm 1900 cụ làm Tổng đốc Bình Phú (Bình Định và Phú Yên), gia hàm Thái tử Thiếu bảo. Khi về hưu, được ban tặng hàm Hiệp tá Đại học sĩ. Mở trường dạy học ở quê. Năm 1920 cụ mất, được truy tặng tước Khánh Vân nam. Lăng mộ hiện nay toạ trước cửa Uỷ ban xã Tảo Dương Văn, huyện Ứng Hoà giữa cánh đồng lúa thơm hương!
Bài viết
Bình luận
Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
|
|
Địa chỉ |
Đường làng, Đông Dương, Tảo Dương Văn, Ứng Hòa, Hà Nội, Vietnam |
Thêm bởi |
admin |
Vào ngày |
2015-01-02 04:28:08 |
Các thành viên |
|
|
|
(3.47 km) |
(4.06 km) |
(5.65 km) |
(5.77 km) |
(7.64 km) |
(8.22 km) |
(8.37 km) |
(8.70 km) |
|