Landmarks

Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh

Chùa Làng

Chùa Làng
Lễ hội làng Duy Tinh - Chùa Sùng Nghiêm 2014 (rước kiệu tại ngã tư Chợ Phủ)
KHANH THANH CHUA SUNG NGHIEM DT

Tổng quan

Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh thuộc đất làng Duy Tinh, xã Văn Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá, cho nên nhân dân địa phương và các nơi quen gọi là chùa Duy Tinh.

Thời Lý thuộc về quận Cửu Chân, trấn Thanh Hoa. Và Lỵ sở (hay trấn lỵ) trung tâm chính trị, kinh tế của xứ Thanh thời Lý – Trần chính là vùng đất này. Từ thời Lê đến Nguyễn thì đất làng Duy Tinh, xã Văn Lộc, đều là đất trung tâm của phủ, huyện Hậu Lộc.

Từ thành phố Thanh Hoá, theo quốc lộ 1A, ra Hà Nội đến ga Nghĩa Trang 12 km thì có đường rẽ về Hậu Lộc, ô tô có thể đi sát vào di tích (khoảng cách từ thành phố Thanh Hoá đến Hậu Lộc là 20 km).

Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh được xây dựng quy mô trên một nền chùa cũ đã đổ nát vào thời gian sau sự kiện vua Lý Nhân Tông trở về kinh đô. Để báo đáp ơn vua và chúc tụng quốc vận dài mãi, quan Thông giám họ Chu, người giữ quyền coi quận Cửu Chân chủ trì đứng ra tổ chức cho nhân dân xây lại ngôi chùa mới trên nền cũ của một ngôi chùa cổ. Người được phân công trông coi trực tiếp việc dựng chùa là huyện lệnh Lê Chiếu. Vốn liếng để xây dựng do nhân dân đóng góp, lực lượng xây dựng cũng do nhân dân làm nên.

Trải qua tám thế kỷ rưỡi, kiến trúc cũ của ngôi chùa đã bị biến dạng hoàn toàn qua nhiều lần tôn tạo sửa chữa. Dấu tích thời Lý chỉ còn giữ được là ba bệ sen bằng đá của chùa và một tấm bia vô giá dựng năm 1118 ghi lại việc dựng chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh v.v...

Qua tấm bia, chúng ta được biết quy mô của ngôi chùa khá đồ sộ, bố trí mặt bằng hài hoà, cân đối, và nghệ thuật xây dựng đạt đến trình độ tuyệt mỹ như: “Ngắm xem: Rường nhà cong cong như cầu vồng nhô ra sau cơn mưa; ngói uyên ương phơi dưới gió như sập sè múa lượn. Nóc nhà uốn như trĩ bay xoè cánh; đầu chạm trổ như phượng múa lân chầu. Mái cong cong lấp lánh dưới mặt trời hiện lượn quanh co trước giá. Tường vách chung quanh, một cõi bụi trần không lẫn; hành lang bao bọc bốn mùa hiên cửa thanh hư. Bên hữu có vườn thơm, khóm lan mềm mại đẫm móc; phía tả có ao mát, mặt trước hoa sen tốt tươi... Chùa chiền ngăn nắp; tượng Phật trang nghiêm...”

Hiện nay, chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh có bốn gian hậu cung, năm gian tiền đường, nhà tổ năm gian và gần đây mới làm thêm hai gian ở phía hữu. Hậu cung thờ Phật, tiền đường thờ Lý Thường Kiệt. Sự kết hợp giữa chùa và đền cũng là một đặc điểm ở di tích này và gần như phổ biến ở các di tích khác trong thời điểm lịch sử của nước ta vào thế kỷ XIX - thế kỷ XX.

Những di vật thời Lý – Trần còn lại cho đến nay gồm:

- Tấm bia đá thời Lý: Cao 2m20, rộng 1m22, trang trí kiểu dây leo và rồng xoắn mềm mại, uyển chuyển. Hiện nay, chữ đã bị mòn và vỡ một phần trong chiến tranh phá hoại. Rất may là tấm bia này đã được chép dập đầy đủ và được công bố trên tập sách văn thơ Lý Trần của UBKHXH Việt Nam.
Đây là một di tích, một hiện vật gốc, một tài liệu khoa học vô giá giúp chúng ta có nhiều tư liệu bổ ích để nghiên cứu tìm hiểu về sự phát triển của Phật giáo Việt Nam thời Lý cũng như tình hình chính trị, xã hội, kinh tế, phong tục, kiến trúc nghệ thuật v.v... của dân tộc ta thời hoàng kim của đạo Phật ở nước ta (TK XI - TK XII).

Bia này dựng vào năm Mậu Tuất, niên hiệu Hội Tường Đại Khánh thứ chín (1118). Người soạn bia là Thống thiền Hải chiếu Đại sư, tứ tử, Thích Pháp Bảo, là người ở chùa Phúc - Diên Tư - Thành, quận Cửu Chân, trấn Thanh Hoa, kiêm chức Tri giáo môn công sự của bản quận. Còn người viết chữ trên bia là Chu Nguyên Hạo - giữ chức Phụng nghi lang, Thủ Thái thường thừa, kiêm Quản ngự phủ tài hoa kiêu kỵ, uý, tứ phi ngự đá, tá tử.

-Ba bệ sen bằng đá ở trung tâm Phật điện:
Ba bệ tượng bằng đá này có niên đại Lý. Đó là ba tác phẩm điêu khắc đá quý hiếm còn sót lại. Mỗi bệ là một toà sen cách điệu có nhiều cánh viền quanh cân xứng, phía trên là con sư tử biểu hiện sức mạnh đội cả bầu trời.

-Rồng Lý trên bậc đá của chùa:
Chùa cũ thời Lý tuy không còn nhưng bậc đá thì vẫn còn giữ nguyên được trang trí rồng phía mặt trước. Nhìn những con rồng mảnh mai uyển chuyển như đang uốn lượn thật hài hoà và đẹp mắt. Có lúc tưởng sóng nước, có lúc tưởng đám mây. Đây cũng là trang trí nghệ thuật tiêu biểu trên đá của các chùa thời Lý.

 -Đầu rồng đầu phượng bằng đất nung thời Trần:
Đây cũng là một chứng tích ghi nhận sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc của nhiều thời kỳ cùng tồn tại trên một di tích. Đầu phượng và đầu rồng bằng đất nung ở đây rất đẹp, trình độ nung rất cao. Hiện vật này đào được ở vườn chùa và được nhà sư cất giữ.
 
 -Các hiện vật khác:
Ở chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh, hiện nay còn 22 pho tượng bằng gỗ, nhiều bản khắc gỗ in hình, một chuông đồng thời Nguyễn nặng khoảng 5 tạ, hai con vẹt bằng gỗ, một bia công đức thời Nguyễn, một tượng thờ Lý Thái Uý (Lý Thường Kiệt) v.v...

(Theo phatgiaothanhhoa.com)

Toạ độ

Retrieving
 

Hình ảnh [xem cả trang] [Google Images]




 © Hoành phi mang dòng chữ “Sùng Nghiêm Diên Thánh tự” và các câu đối nơi chùa chính vẫn không thay đổi

 © Các tảng đá chạm hoa văn rồng Lý bó vỉa nền chùa bị bóc đi khi trùng tu

 © Bệ đá hoa sen và hoa văn sóng nước kê tượng Phật vẫn được giữ lại

đá thời Lý  © Tấm bia Sùng Nghiêm Diên Thánh tự bi minh tính tự tuy cũng cố gắng “vá” lại bằng xi măng và đắp nổi chữ Hán trên trán...


 © Thác bản bia Sùng Nghiêm Diên Thánh của Viễn Đông Bác cổ Pháp trước 1945

 © Mặt trước bản thiết kế

 © Mặt sau bản thiết kế gồm cả Hậu điền và Hậu ký



 © Bản phục dựng, phần đế bị thay đổi hoàn toàn so với thiết kế!














 © Phù điêu rồng thời Lý

 © Họa tiết hoa cúc trên bệ tượng phật



Bài viết



Liên kết [Google search]



Bình luận

Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh
Địa chỉ QL10, Duy Tinh, Văn Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hoá, Vietnam
Thêm bởi admin
Vào ngày 2016-05-10 05:53:44
Các thành viên
Thời tiết tại đây  ...
Các địa điểm gần nhất