Chùa Bình Lâm
Chùa Chiếu Bạch
Tổng quan
Chùa Bình Lâm, còn có tên gọi khác là chùa Chiếu Bạch. Do ngôi chùa này được xây dựng trên sườn núi Chiếu Bạch. Trong cuốn: Địa chí Huyện Hà trung đã từng đưa ra nhận định “ Ở khu vực Bình Lâm có một ngôi chuà cổ song cũng đã bị phá huỷ từ lâu”. (sđd trang 603) Chùa Bình Lâm là một ngôi chùa làng có từ lâu đời, nhưng những nguồn tài liệu về ngôi chùa này gần như đã bị thất lạc hết. Tuy nhiên, ngôi chùa này bị rỡ bỏ vào năm 1965 nên những hình ảnh về ngôi chùa cổ vẫn còn khá đậm nét trong trí nhớ của các vị cao niên trong làng.
Qua lưu truyền từ đời này sang đời khác thì chùa Bình Lâm được xây dựng vào năm Thái Trinh, đời vua Lê Túc Tông (1504). Tuy nhiên, về vị trí xây dựng ngôi chùa thì có 2 nguồn ý kiến khác nhau. Một ý kiến thì nói rằng: Chùa Bình Lâm ban đầu được xây dựng tại Núi Chùa (Phía Đông bắc làng Bình Lâm) sau đó được chuyển về sườn núi Chiếu bạch như ngày hôm nay. Ý kiến còn lại thì nói rằng: Chùa Bình Lâm vốn được xây dựng tại sườn núi chiếu bạch như ngày hôm nay. Qua việc khảo sát tấm bia: “Trùng tu danh lam chiếu bạch đền thờ thần, chùa chợ, bến đò” đặt ở gần đền thờ Lê Phụng Hiểu thì biết rằng: “... Năm Vĩnh Tộ thứ 11 (1629) làm thủ tục khởi công vận chuyển nơi đất Phật thánh. Trong khoảng tuần tháng thợ đã hoàn thànhtrong ba tháng, cột kèo hiên tường nguy nga sừng sững, kiến trúc điêu khắc cột kèo, rường, đòn nóc. Đền thờ tôn sùng trông sang, chênh vênh rực rỡ, lâu đài sáng lạn như mất vẻ gai góc...” (Trích bia: Trùng tu danh lam chiếu bạch.. Dịch: Chuyên viên Hán Nôm thư viện tỉnh Thanh hoá Bùi Xuân Vĩ) Như vậy, qua nội dung tấm bia có thể nhận thấy rằng Chùa Bình Lâm phải được xây dựng trước năm 1629, và có sự di chuyển Nơi đất Phật thánh vào năm 1629 vào vị trí sườn núi Chiếu Bạch như ngày hôm nay.
Vậy, khoảng thời gian trước đó Chùa được xây dựng từ vị trí nào? Phải chăng trước khoảng thời gian năm 1629 Chùa được xây dựng trên khu vực Núi Chùa và được di chuyển đến về sườn núi Chiếu Bạch như lời dân gian truyền tụng. Giả thiết này sẽ lí giải được vì sao ngày hôm nay trên khu vựclàng Bình Lâm vẫn còn tồn tại địa danh Núi Chùa, và dưới chân núi là địa danh đồng Chùa, Mạ Chùa. Vậy, vì sao người dân lại phải di chuyển Chùa từ vị trí này sang vị trí khác? Khi khảo sát tại khu vực Núi Chùa của làng Bình Lâm thì thấy rằng: Núi chùa là một ngọn núi thấp và nhỏ, mọi vị trí trên núi đều không phù hợp với yếu tố phong thủy cho việc xây dựng một ngôi chùa lâu dài mãi mãi. Có lẽ đây chính là nguyên nhân cơ bản cho sự chuyển dời đó.. Bên cạnh đó, một ý kiến khác thì nói rằng: Chùa Bình Lâm vốn được xây dựng trên sườn núi chiếu Bạch như hôm nay.
Tương truyền rằng, Sau khi vua Lê Hiến Tông ngự thuyền rồng qua vùng đất Bình Lâm xưa, và cho đề thơ tại chân núi Chiếu Bạch. Bỗng một hôm vào một đêm thanh vắng người dân trong làng nhìn thấy một con Rồng vàng đang uốn lượn trên sườn núi Chiếu Bạch, ánh sáng toả ra rực rỡ cả một vùng rộng lớn.. Ai cũng cho rằng đây là một thế đất thiêng, đất quý nên nhân dân trong làng đã cho xây dựng ngôi chùa tại vị trí đó. (thời điểm xây dựng 1504) Sau khi ngôi chùa xây dựng xong người dân trong làng đã cử ra một người làm nhiệm vụ giữ chùa và cát một phần đất để người giữ chùa trồng trọt, chăn nuôi lấy chi phí lo việc hương hoả nhà chùa. Điều này cũng giải thích được vì sao trên khu vực Bình Lâm lại vẫn còn tên gọi các địa danh Núi Chùa, Đồng chùa. Tuy vậy, với ý kiến này còn nhiều điều chưa thật sáng tỏ.. Bởi rõ ràng trong Bia trùng tu danh lam chiếu bạch.. có nói về việc Vận chuyển nơi đất phật thánh vào năm 1629. hơn nữa khu vực Núi Chùa, Đồng Chùa nằm cách xa chùa Bình Lâm ngày nay khoảng 800m, nếu nói là dân làng cắt đất để người giữ chùa lo hương hoả tại sao không lấy phần đất ở gần với chùa hơn mà phải lấy xa đến vậy? Như vậy về vấn đề địa điểm xây dựng Cùa Bình Lâm còn nhiều điều cần suy ngẫm. tuy vậy, đối chiếu theo văn bia thì vào năm 1629 ngôi chùa đã xuất hiện tại sườn núi Chiếu Bạch. Điều đặc biệt, vào khoảng thời gian này có tới hai vị thiền Sư tu tập tại chùa Bình Lâm. Theo cuốn gia phả hiện còn của dòng họ Đoàn làng Bình Lâm thì ông tổ Đời thứ 2 có pháp danh là Pháp Quang, và đời thứ 3 (tức con của Pháp Quang) có tên chữ đạo là Cao Giả Hữu Dụng, là hai vị thiền Sư tu tập tại chùa Bình Lâm. Và ông Hữu Dụng chính là vị chủ xướng (trưởng ban) trong đợt trùng tu danh lam chiếu bạch... năm 1629, được lưu danh vào bia đá.. Điều này cũng cho ta thấy phần nào về sự sùng Phật của nhân dân vùng này lúc bấy giờ ? Theo mô tả của các vị cao niên trong làng về ngôi chùa từ năm 1965 trở về trước thì ngôi chùa mang phong cách của triều Lê thế kỉ XVII- XVIII. Chùa được xây dựng theo kiểu chữ Đinh, thờ Phật. Bao gồm 3 gian tiền đường và 1 gian hậu cung kiểu chuôi vồ, mái cong. Vì kèo, cột làm bằng gỗ có kết cấu kiểu chồng rường, kẻ bảy, của ra vào được thiết kế kiểu thượng song hạ bản, trên các bộ vì kèo được chạm khắc hình hoa sen, hoa lá cách điệu tinh tế..Hệ thống tượng thờ chủ yếu được làm bằng gỗ, riêng tượng phật không hiểu sao lại làm bằng chất liệu đồng (Đã mất) . Trong cuốn Địa chí tỉnh thanh hoá - Văn Hoá xã hội hiện còn lưu lại 2 hình ảnh quý báu về chùa bình lâm. Đó là một bức tượng la hán và một Bình Hương trạm khắc bằng gỗ (Sđd phần C: Tư liệu ảnh Đền , miếu.. trang 1032/ Ảnh Viễn Đông Bác Cổ) Ngoài ra, phía bên ngoài còn có một chiếc khánh đá lớn, và một cặp rùa đá.
Vào năm 2006, vói tấm lòng thành kính, con dân làng Bình Lâm gần xa, cùng sự hỗ trợ của UBND xã Hà Lâm, đã xây dựng lại ngôi chùa trên nền đất cũ với quy mô tương tự như trước. Chùa Bình Lâm ngày nay, được quay mặt về hướng Tây , toạ lạc trên sườn núi Chiếu Bạch. Phía trước trông ra sông Chiếu bạch(Đã mất) và sông Lèn. Bên tả gần kề với đền thờ Lê phụng Hiểu, Bên hữu gần với 2 bia đề thơ của vua Lê. Chùa có bố cục chữ Đinh, bao gồm 3 gian tiền đường, 1 gian hậu cung kiểu chuôi vồ. Tiền đường dài khoảng 14m, rộng 4m, chiều cao từ nền đến thượng lương là 4,5m, từ mái giọt ranh xuống đất là 3,0m. có 3 cửa vào, của được thiết kế kiểu Bức bàn. Nền được lát bằng ghạch bát truyền thống, xung quanh giằng tường ghạch bê tông chắc chắn. Phần Hậu cung có chiều dài chừng 3m, rộng 2,3m là phần nối tiếp với tiền đường dùng để đặt hệ thống tượng Phật các lớp từ trên cao xuống kéo dài ra đến tiền đường. Trên bờ nóc được trang trí hình Lưỡng Long trầu nhật nguyệt. chếch về phía tả của chùa là một con đường nhỏ có bậc đi xuống chân núi, trên đường xuống có có Chiếc khánh đá, bên cạnh là ban thờ ngũ hổ.. Ngoài ra, dưới chân ngôi chùa có phủ thờ bà Mai Hoa Công Chúa. Chùa Chiếu Bạch toạ lạc trên sườn núi Chiếu Bạch, xung quanh là những cây cổ thụ xum xuê toả bóng, len lỏi sau những khối đá cùng những nghách hang với hình thế lạ kì, đây quả thực là chốn bồng lai tiên cảnh.
Toạ độ
Bài viết
Bình luận
Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
|
|
Địa chỉ |
Unnamed Road, Hà Phong, Hà Trung, Thanh Hoá, Vietnam |
Thêm bởi |
admin |
Vào ngày |
2017-10-30 07:59:41 |
Các thành viên |
|
|
|
(2.67 km) |
(4.28 km) |
(5.36 km) |
(6.08 km) |
(8.67 km) |
(10.31 km) |
(10.57 km) |
(12.65 km) |
|